Uncategorized, Giải Đáp Thắc Mắc, Vì Cộng Đồng
Đau Dạ Dày Là Đau Ở Vị Trí Nào Và Có Phương Pháp Nào Để Điều Trị?
Nội dung bài viết
Câu hỏi đặt ra của bạn T:
Tôi tên T năm nay 38 tuổi, cư ngụ tại Vĩnh Long, cho tôi hỏi khi tôi ăn no tôi thấy đau vùng trên rốn, lúc bị đói vẫn thấy đau vùng trên rốn và bị lói phía sau lưng, buổi sáng sớm thường hay nhợn ói chảy nước giải, cho tôi hỏi có phải tôi bị đau dạ dày hay không, làm sao để biết được vị trí nào là vị trí xác định bệnh đau dạ dày, và phương pháp điều trị?
Trả lời:
Chào em, theo như em thông tin thì biểu hiện của em đa phần là triệu chứng mắc phải của bệnh lý đau dạ dày, nhưng để biết chính xác tình trạng bệnh lý và phương pháp điều trị giúp em, là cần phải biết dạ dày nằm chính xác ở vị trí nào trong vùng bụng
Dạ dày là một bộ phận quan trọng của hệ tiêu hóa, là cơ quan chứa đựng thức ăn, bài tiết và tiêu hóa thức ăn, nằm ở giữa bụng trên rốn và dưới thượng vị
Đau dạ dày là căn bệnh xãy ra khi niêm mạc bị tổn thương, gây viêm loét niêm mạc gây ra các cơn đau rát ở bên trong
Do đó, chúng ta cần hiểu rõ vị trí đau của từng bộ phận trên cơ thể để xác định xem có phải mình bị đau dạ dày hay không?
Đau ở vùng thượng vị:
- Vị trí đau nằm trên rốn và dưới mỏm xương ức, cơn đau có lúc đau tức hoặc đau âm ĩ kéo dài
- Người uống nhiều rượu bia, chất kích thích, cay, nóng, chế độ ăn uống không hợp lý triệu chứng đau dạ dày sẽ nhanh chóng xuất hiện
Đau ở vùng dưới rốn:
- Đối với các bệnh ở hệ tiêu hóa hay bệnh đại tràng sẽ gây ra những cơn đau vùng dưới rốn
Đau ở vùng quanh rốn:
- Khi đau quanh rốn có thể bạn mắc phải bệnh lý đau ruột thừa, ruột non, cơn đau kéo dài và gây đau đớn nhiều
Đau ở vùng bụng trái:
- Đau vùng bụng trên bên trái thường liên quan đến các bệnh dạ dày, đại tràng, trong đó có bệnh đau dạ dày
Đau ở vùng bụng phải:
- Các bệnh liên quan đến vùng bụng phải như: Viêm túi mật, viêm tụy
- Ngoài ra, vị trí đau có thể lan ra vùng khác dẫn đến đau thắt lưng
Đau vùng bụng dưới bên trái:
- Thường gặp ở người bị viêm loét tá tràng, viêm đại tràng,…
- Có những biểu hiện có những cơn đau âm ỉ, toát cả mồ hôi hột
Bệnh lý đau dạ dày có rất nhiều dạng:
- Đau dạ dày cấp
- Đau dạ dày tá tràng
- Viêm dạ dày ruột
- Viêm dạ dày do HP
Các yếu tố tác động trực tiếp gây đau dạ dày:
- Viêm vi khuẩn HP
- Trào ngược dịch mật
- Căng thẳng làm tăng lượng axit
- Thiếu máu ác tính, đã từng xạ trị
- Lạm dụng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau
- Nhiễm nấm, nhiễm ký sinh trùng
- Nhịn đói, ăn không đúng giờ trong thời gian dài
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bệnh nhân có thể sử dụng phương pháp điều trị từ đơn giản đến phức tạp, với các dược liệu từ các bài thuốc nam và phương pháp tây y kết hợp
Lá bàng:

- Cây thuốc nam dễ tìm không tốn chi phí nhưng có tác dụng trong việc chữa bệnh dạ dày
- Lá bàng có tác dụng kháng viêm, ngừa khuẩn nên có tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến đường ruột
- Cách thực hiện đơn giản là dùng một nắm lá bàng đem rửa sạch nấu với nước để uống
- Uống mỗi ngày đến khi bệnh thuyên giảm
Nghệ tươi và mật ong:

- Nghệ có tác dụng làm liền sẹo, liền da non, mật ong là chất kháng sinh trong tự nhiên có tác dụng diệt vi khuẩn
- Cách thực hiện: sử dụng 15gr nghệ tươi với 1 thìa mật ong hoàn tan 150 – 200ml nước ấm uống trước bữa ăn
Uống nước dừa:

- Dừa là loại thức uống dễ tìm, có tính kiềm với tác dụng trung hòa axit, tạo ra lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Ngoài ra, uống nước dừa còn chống trào ngược giảm đau, kháng viêm
- Cách thực hiện: Chỉ cần uống trực tiếp
Thuốc hỗ trợ đau dạ dày dạng sữa Phosphalugel:

- Với công dụng giảm axit trong dạ dày, khắc phục triệu chứng đầy hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị, các trường hợp ngộ độc axit
- Với quy cách đóng gói vừa đủ, nên người bệnh chỉ cần uống mỗi lần 1 gói, lưu ý không nên sử dụng thuốc quá 7 ngày
Thuốc điều trị đau dạ dày Omeprazol:

- Với công dụng ức chế quá trình tiết dịch acid, giảm lượng acid trong dạ dày, hạn chế các chứng ợ nóng, khó nuốt,…
- Lưu ý không sử dụng quá liều tránh tình trạng không mong muốn: buồn nôn, mệt mỏi, hoa mắt,…
Dù đau dạ dày ở bất cứ vị trí nào, nếu không phát hiện và điều trị sớm người bệnh sẽ đối diện với những hậu quả khôn lường: xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày,…
>>> Đối với bệnh lý đau dạ dày, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng thuốc, cần có sự kiên trì và kết hợp với ăn uống, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý sẽ kiểm soát được bệnh.
>> Tìm hiểu thêm:
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)