Bệnh trĩ
Lưu ý 2 việc tuyệt đối không nên làm khi mắc bệnh trĩ
Nội dung bài viết
Bệnh trĩ gây khó chịu cũng chính do ta “rước về” bằng lối sống thiếu khoa học. Để tiễn bệnh đi thì phải sống khoa học và tin vào khoa học.
Dân gian có câu nói khá hình tượng “Thập nhân, cửu trĩ” (10 người thì 9 người bị bệnh). Thực tế, chưa có thống kê chính xác về số lượng người mắc bệnh trĩ. Có lẽ, cũng không quá nhiều đến mức 90% dân số mắc phải bệnh trĩ như lời đồn của dân gian. Nhưng quả thật, bệnh trĩ là một bệnh rất phổ biến trong đời sống hiện nay.
Tìm hiểu về bệnh trĩ
Dựa vào giải phẫu, trĩ được chia thành 2 loại: Trĩ nội và trĩ ngoại. Việc phân loại ” trĩ nội” hay “trĩ ngoại” phụ thuộc vào yếu tố “cơ thắt hậu môn”. Trĩ nội xuất hiện phía trên cơ thắt hậu môn, là loại trĩ thường gặp. Trĩ ngoại là những búi trĩ xuất hiện phía dưới cơ thắt hậu môn.

Khi nào nghi ngờ với dấu hiệu mắc bệnh trĩ
Chảy máu – dấu hiệu này thường xuất hiện trong một lần đại tiện nào đó. Lượng máu, hình thức ra máu mỗi người không giống nhau. Có người phát hiện vì thấy vài giọt thấm trên giấy vệ sinh. Có người thấy chảy thành tia nơi bồn cầu.
Đại tiện ra máu là một trong những dấu hiệu của bệnh trĩ
Sau chảy máu, triệu chứng trĩ sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Lúc đầu đi đại tiện sẽ có khối nhỏ lồi ra, nhưng nhanh chóng hồi về vị trí cũ sau khi đại tiện. Càng về sau trĩ càng tiến triển nhanh, đến mức nhiều người phải dùng tay nhét búi trĩ vào bên trong. Đến giai đoạn nặng, trĩ có thể gây sưng nề, đau, rỉ nhớt, ngứa vùng hậu môn…
Nguyên nhân
Nói về nguyên nhân gây ra bệnh trĩ có rất nhiều. Nhưng đa phần xuất phát từ thói quen sinh hoạt của mọi người. Thói quen nhịn đi vệ sinh để táo bón kéo dài dễ dàng dẫn đến trĩ. Ngồi lâu làm áp lực ổ bụng tăng lên. Ít vận động cũng như chế độ dinh dưỡng ít chất xơ sẽ gây nên bệnh trĩ.
Thói quen hằng ngày ảnh hưởng nhiều đến khả năng mắc bệnh
Một số trường hợp xuất phát từ bệnh lý kèm theo như: viêm phế quản, ho nhiều, có khối u,…Khi mới chớm bệnh, bệnh nhân chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thì mọi chuyện sẽ ổn.
Khi mắc bệnh nên không nên làm gì?

Những thói quen nên được thay đổi khi mắc bệnh trĩ:
- Đối với nhân viên văn phòng thì không ngồi quá 2 tiếng liên tục. Tài xế đường dài nên dừng xe (tất nhiên là nơi cho dừng đỗ và an toàn). Để thư giãn như uống nước, đi loanh quanh vài bước tầm 5 phút là ổn.
- Người mắc trĩ nên tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà. Hạn chế ăn cay, nóng quá, ăn nhiều rau xanh, chất xơ… Cuối cùng, yếu tố quan trọng nhất chính là uống đủ nước đáp ứng nhu cầu bôi trơn của cơ thể mỗi ngày
Điều trị bệnh trĩ như thế nào?
- Điều trị trĩ có 2 hướng: nội khoa và phẫu thuật
✧ Nội khoa: rửa và ngâm hậu môn bằng nước ấm sạch (mỗi lần 10-15 phút). Bác sĩ sẽ cho các bệnh nhân uống thuốc, bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc dùng khi chưa đi khám.
✧ Phẫu thuật: Tuỳ mức độ phát triển của bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân
Các phương pháp điều trị hiện nay
Bệnh nhân mắc trĩ tuyệt đối không được đến các cơ sở nhỏ lẻ, không hợp vệ sinh. Để cắt trĩ kiểu gia truyền, dân gian. Bởi trĩ có thể là bệnh, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một bệnh khác. Phương pháp phẫu thuật chỉ được áp dụng với bệnh trĩ. Còn nếu là triệu chứng của bệnh khác, thì tuyệt đối đừng đùa, nếu không cẩn thận có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Nên nhớ, trĩ có gây khó chịu cũng chính do ta “rước về” bằng lối sống thiếu khoa học. Để tiễn bệnh đi thì phải sống khoa học và tin vào khoa học bạn nhé!
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)