Vì Cộng Đồng, Kiến Thức Cần Thiết
NGUYÊN NHÂN, CÁCH ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH RỐI LOẠN KINH NGUYỆT
Nội dung bài viết
Kinh nguyệt của mỗi người sẽ có một chu kỳ, đặc điểm và số lượng nhất định. Rối loạn kinh nguyệt có thể gặp ở chị em vào tuổi dậy thì hoặc ở độ tuổi tiền mãn kinh do rối loạn nội tiết tố. Tuy nhiên có những rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vậy bạn có đang gặp phải các triệu chứng của bệnh không? Nếu có, thì bạn có cần điều trị không? Hãy cùng Phòng khám đa khoa Gia Phước tìm hiểu về bệnh rối loạn kinh nguyệt nhé!
>>> 5 loại cây thuốc nam trị rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề mà chị em phụ nữ nào cũng thường gặp phải. Bệnh có nhiều dạng: đau bụng kinh, kinh nhiều, kinh dày, kinh thưa, kinh ít và rong kinh. Các hiện tượng bất thường của kinh nguyệt gây ra sự mệt mỏi cho chị em phụ nữ. Có thể làm giảm khả năng thụ tinh và gây ra nhiều bệnh phụ khoa.
>>> Bị trễ kinh 1 tuần có đáng lo hay không?
Các nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt

>>> Bài thuốc giúp kinh nguyệt ra nhiều từ thảo mộc mà không cần tốn tiền
Các nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, gồm có:
Mang thai hoặc cho con bú.
Mất cân bằng nội tiết tố.
Hội chứng buồng trứng đa nang.
Suy buồng trứng sớm.
Bệnh viêm vùng chậu.
U xơ tử cung.
Sử dụng chất kích thích.
Ngoài ra, bên cạnh những nguyên nhân trên rối loạn kinh nguyệt trên. Còn liên quan đến tâm trạng stress, mệt mỏi, nóng trong người hoặc sử dụng các loại thuốc ngừa thai,…thay đổi chế độ ăn hoặc sinh hoạt hàng ngày cũng gây ra rối loạn kinh nguyệt.
>>> Nguyên nhân đau bụng kinh dữ dội và cách giảm đau ngay lập tức
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt

Dưới đây là một số biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt:
Máu kinh xuất ra bất thường có thể nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường.
Đau bụng kinh, đau quặn từng cơn xuất hiện vào ngày đầu tiên hoặc trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Đau đầu, chóng mặt, nhức lưng là hiện tượng mà chị em phụ nữ thường gặp trong chu kì.
Rối loạn tâm trạng, cảm xúc luôn luôn khó chịu.
Cảm thấy nặng bụng và đầy hơi.
Màu sắc của máu kinh không giống bình thường (bình thường là đỏ tươi hoặc đỏ sẫm). Máu kinh có thể lẫn cục máu đông.
Rong kinh là tình trạng kéo dài chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 7 ngày.
Vô kinh là một số chị em sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng.
Có thể chu kỳ kinh nguyệt xảy ra nhiều lần trong một tháng.
>>> Kinh nguyệt không đều có thai được không?
Nếu chị em có các biểu hiện trên cần đến khám tại các cơ sở y tế để có thể kiểm tra và điều trị sớm. Bởi vì nếu tình trạng kéo dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe, hạnh phúc gia đình và khả năng sinh con sau này.
Cách chẩn đoán rối loạn kinh nguyệt
Trước khi đưa ra kết luận về tình trạng hiện tại. Bác sĩ sẽ xem lại bệnh sử của bạn và thăm khám, gồm các vấn đề phụ khoa cùng với làm xét nghiệm Pap. Hãy chia sẻ cho Bác sĩ biết về chu kỳ hành kinh (ngày bắt đầu đến ngày kết thúc), lượng máu chảy và các triệu chứng kèm theo của bạn.Ngoài ra, có thể thêm một số cận lâm sàng sau:
Xét nghiệm máu.
Nội soi buồng tử cung.
Siêu âm.
Nong cổ tử cung và nạo lòng tử cung để lấy mẫu xét nghiệm.
Nội soi buông tử cung.
>>> Bị trễ kinh thì có thai hay không?
Những phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt
Việc lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: nguyên nhân và triệu chứng của từng người. Sau đây là các biện pháp để điều trị:
Thay đổi chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt: việc ăn uống cũng ảnh hưởng rất nhiều với tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Cần điều hòa lại chế độ sinh hoạt hợp lý để giảm được tình trạng đau bụng kinh.
Sử dụng thuốc uống: Cần giảm uống bia rượu, đồ nóng và các chất kích thích. Các bạn có thể sử dụng thuốc uống giảm đau để hạn chế tình trạng đau, quặn bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.
Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa: phương pháp này cần phải đến các cơ sở y tế để các có thể kiểm tra và điều trị.
>>> Đau bụng kinh thì nên làm gì?
Những thói quen sinh hoạt hằng ngày nào làm giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt?

>>> Ngày đèn đỏ nên ăn gì, uống gì để đỡ khó chịu
Bạn có thể áp dụng những phương pháp sau đây để làm giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt nhé!
Điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày: chúng ta nên ăn nhiều chất xơ, hoa quả, tránh ăn các thức ăn có chứa chất béo và đồ cay. Hạn chế sử dụng các chất kích thích, giảm uống bia rượu và cafe.
Uống nhiều viên nang sắt và có thể ăn các loại thức ăn chứa nhiều hàm lượng sắt như : sò huyết, thịt bò,..để có thể ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu.
Tập thể dục thường xuyên để có một sức khỏe tốt đồng thời cũng giảm đau bụng kinh.
Trong trường hợp này quan hệ tình dục sẽ giúp ích cho việc giảm đau bụng kinh rất hiệu quả.
Chườm nóng lên vùng bụng đau hoặc ngâm mình trong nước ấm. Việc này có thể giúp ích cho việc giảm đau bụng kinh đấy.
Vệ sinh cá nhân thường xuyên: Thay băng vệ sinh 4 tiếng một lần để tránh vi khuẩn có thể hình thành. Bạn nên sử dụng nước rửa phụ khoa có độ ph= 3,8 – 4,5 để hỗ trợ bảo vệ cô bé khỏi các loại vi khuẩn xâm nhập nhé!
>>> Giải đáp thắc mắc liên quan đến rối loạn kinh nguyệt
Với những triệu chứng bất thường mà cơ thể báo hiệu. Bạn không nên thờ ơ, ngại ngùng mà cần mạnh dạn đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra, việc khám sức khỏe phụ khoa định kỳ sẽ góp phần hạn chế bệnh lý và giúp bạn ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc gia đình như các bệnh phụ khoa, ung thư hoặc vô sinh hiếm muộn!
>>> Điều trị kinh nguyệt không đều ở đâu hiệu quả
Địa chỉ thăm khám phụ khoa uy tín ở Cần Thơ: Phòng khám Đa khoa Gia Phước, số 57, Hùng Vương, p. Thới Bình , q. Ninh Kiều, TPCT.
Nếu còn bất kì thắc mắc nào về thăm khám, điều trị rối loạn kinh nguyệt và các bệnh phụ khoa khác, xin vui lòng liên hệ: 0966.332.352 để được tư vấn nhiệt tình và hoàn toàn miễn phí.
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)