Phụ khoa, Bệnh tử cung
Nguyên nhân và dấu hiệu của Sa Tử Cung
Nội dung bài viết
Sa tử cung là bệnh lý khá thường gặp ở phụ nữ sau sinh, căn bệnh tuỳ mức độ mà có thể gây đau, sưng phù tử cung, tiểu khó,… và ảnh hưởng ít nhiều đến sức khoẻ sinh sản của phụ nữ.
>>> Xem thêm: Bài thuốc xông trị sa tử cung và hết viêm nhiễm, nấm ngứa không cần dùng thuốc
Sa tử cung là gì?
Sa tử cung hay còn được gọi là sa sinh dục. Bệnh thưởng xảy ra sau khi phụ nữ sau khi sinh nỡ, khi các cơ và dây chằng bị căng giãn ra và suy yếu, không còn đủ lực để nâng đỡ tử cung. Dẫn đến tử cung bị tuột xuống vào trong ống âm đạo và có trường hợp tụt hẳn ra ngoài âm đạo.
Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên có thể ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày, gây tâm lý tự ti cho nhiều chị em phụ nữ.
>>> Xem thêm: Mẹo dân gian trị sa tử cung hiệu quả
Dấu hiệu gây sa tử cung
Dấu hiệu và triệu chứng thường gặp nhất khi bị sa tử cung là nặng phần bụng dưới, gần âm đạo và đôi khi đi kèm biểu hiện đau lưng.
Ngoài ra, còn có các dấu hiệu sau:
- Cảm giác căng tức, nặng vùng âm đạo.
- Tiểu tiện và đại điện điều đau và khó khăn.
- Cảm giác như có vật gì trong âm đạo.
- Khi quan hệ có cảm giác đau đớn. chật chội.
- Ra khí hư bất thường, có màu trắng, đôi khi có chảy cả máu.
- Có khối lòi ra khỏi âm đạo có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
>>> Kinh nghiệm chữa sa tử cung đơn giản, dễ thực hiện
Các giai đoạn và mức độ của sa tử cung
Các giai đoạn sa âm đạo được chia theo mức độ mà tử cung sa xuống thành âm đạo:
- Cấp độ 1: Tử cung bắt đầu có hiện tượng sa xuống ống âm đạo.
- Cấp độ 2: Tử cung đã trượt đến gần cửa âm đạo, có thể chạm vào được tử cung khi đưa tay vào âm đạo
- Cấp độ 3: Tử cung nhô đã trược khỏi ra bên ngoài âm đạo, có thể nhìn thấy được.
Nếu điều trị sớm ở cấp độ 1 và 2 khả năng phụ hồi cao hơn khi đã để đến cấp độ 3 rồi mới đi điều trị.
>>> Xem thêm: Cách chữa sa tử cung cấp độ 1 tại nhà giúp tiết kiệm chi phí
Nguyên nhân dẫn đến sa tử cung
Có những nguyên nhân sau có thể dẫn đến sa tử cung ở phụ nữ như:
- Phụ nữ sau sinh bị táo bón, dẫn đến gây tăng áp lực trong trong bụng.
- Phụ nữ sau khi sinh nở lao động quá sức dẫn đến cơ và dây chằng ở tử cungtrong khi các cơ quan này chưa phục hồi hoàn toàn sau sinh, dẫn tới thành tử cung bị sa xuống.
- Qua trinh sinh nỡ khó khăn, sinh con quá lâu dẫn đến ảnh hưởng đến các cơ vùng chậu.
- Dị tật bẩm sinh ở tử cung cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh. Ví dụ như tử cung 2 buồng, kích thước cổ và eo tử cung bất thường
- Các thủ thuật can thiệp y khoa trong khi sinh như sinh mổ, dùng thuốc oxytocin, phẫu thuật nội soi…
- Mang thai đôi, mang thai nhiều lần, mang thai ở độ tuổi qua cao cũng có thể dẫn đến sa tử cung.
>>> Xông gì cho tử cung rút lên?
Những đối tượng dễ mắc sa tử cung
Sa tử cung có thể mắc phải ở bất cứ phụ nữ nào, kể cả phụ nữ chưa sinh nỡ. Nhưng nhìn chung, phụ nữ sau khi sinh, phụ nữ sinh nhiều lần, phụ nữ mang thai ở khi lớn tuổi,… Vào lúc này, dây chằng đã suy yếu dễ dẫn đến sa tử cung hơn.
Những biến chứng khôn lường của Sa Tử Cung
Loét âm đạo
Khi tử cung bị sa xuống cọ xác vào thành âm đạo và quần áo, tăng nguy cơ gây loét âm đạo khi vi khuẩn có thể xăm nhập dễ dàng hơn.
Sa cơ quan khác vùng xương chậu
Đây là biến chứng nguy hiểm của bệnh sa sinh dục chính là sa cơ quan khác vùng xương chậu. Đây là hiện tượng tụt các cơ quan gần vùng chậu như bàng quan, trực tràng sẽ sa theo tử cung.
Viêm nhiễm diện rộng
Khi bị viêm nhiễm, loét âm đạo nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm diện rộng như viên bàng quang, viêm đường tiếc niệu, …
Vô sinh
Những người bị sa tử cung nặng, tử cung bị đẩy ra tới ngoài âm đạo dẫn đến hoại tử thì phải cắt bỏ để bảo vệ tính mạng người bệnh. Viẹc cắt bỏ tử cung cũng đồng nghĩa với việc không thể mang thai được nữa.
>>> Tại sao mẹ bầu thường bị sa tử cung khi mang thai?
Biện pháp phòng ngừa sa tử cung
Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Áp dụng bài tập kegel thường xuyên: Bài tập này có tác dụng giúp tăng cường cơ sàn chậu nâng đỡ các nội tạng trong đó có tử cung, đặc biệt quan trọng sau khi sinh con.
- Điều trị và ngăn ngừa táo bón: Khi táo bón, việc rặn sẽ tăng áp lực vùng bụng nhất là sau khi sinh con. Cho nên hãy uống nhiều nước, chữa trị và ngăn ngừa áo bón trước.
- Nên sinh nở trươc 30 tuổi: Lúc này dây chằng vẫn còn có độ đàn hồi tốt, dễ phục hồi hơn.
- Tránh làm việc nặng sau khi sinh.
- Lưu ý khi sinh nỡ: Nên sinh nở tại cơ quan y tế có chuyên môn cao, không để thời gian chuyển dạ kéo dài và được khâu tầng sinh môn nếu rách trong khi sinh.
>>> Xem thêm: Bệnh viêm cổ tử cung: dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
>>> Xem thêm: Nguyên nhân gây viêm nội mạc tử cung ở nữ giới
Sa tử cung là tình trạng rối loạn sàn chậu rất thời gặp sau khi sinh gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt và chất lượng cuộc sống. Liên hệ ngay Phòng khám Đa Khoa Gia Phước để được tư vấn cụ thể hơn.
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)