Kiến Thức Cần Thiết, Vì Cộng Đồng
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG CHỐNG TĂNG HUYẾT ÁP
Nội dung bài viết
Bệnh tăng huyết áp là một bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, nó là căn nguyên của một số bệnh tim mạch. Bệnh lý này là một căn bệnh xuất hiện và diễn biến một cách thầm lặng. Nên khá là nguy hiểm nếu không được phát hiện kịp thời. Phòng khám đa khoa Gia Phước thấy được điều đó, nên chia sẽ với mọi người nguyên nhân dẫn đến cao huyết áp, cách chữa trị và cũng như cách phòng tránh.
Tăng huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực của dòng máu lên trên thành mạch. Huyết áp gồm có hai thông số: Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) và huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) ví dụ 120/60mmHg, 130/80mmHg. Theo Hội Tim mạch Hoa Kì thì huyết áp cao có chỉ số ≥ 130/80mmHg. Tức là phải nhỏ hơn 140/90mmHg mới là huyết áp bình thường.
Tăng huyết áp là bệnh xuất hiện thầm lặng mà người mắc bệnh không phát hiện ra. Đa phần chỉ biết mình mắc bệnh khi đi khám định kì hoặc bắt đầu có biến chứng thì mới được phát hiện. Tăng huyết áp nếu để lâu không chữa trị sẽ gây ra các bệnh: Nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy thận,…
Tăng huyết áp được chia làm hai thể: Tăng huyết áp vô căn (tăng huyết áp không có nguyên nhân) và tăng huyết áp nguyên căn (tăng huyết áp có nguyên nhân). Tăng huyết áp vô căn chiếm 90% tổng số người mắc. Do phần lớn nhiều người bệnh huyết áp cao không sát định được rõ nguyên nhân.
Các mức của tăng huyết áp.
Có bốn mức độ huyết áp cao điển hình như sau:
- Mức tiền cao huyết áp: Tiền cao huyết áp là khi huyết áp tâm thu trong khoảng 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương dao động 80-89 mmHg. Tiền cao huyết áp có nguy cơ tiến triển nặng hơn nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
- Cao huyết áp ở giai đoạn 1: Khi huyết áp tâm thu từ 140-159 mmHg hoặc huyết áp tâm trương dao động 90-99 mmHg.
- Cao huyết áp ở giai đoạn 2: Đây là giai đoạn tiến triển nặng hơn của bệnh, khi huyết áp tâm thu ≥ 160 mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 100 mmHg.
- Ngoài ra có có dạng tăng huyết áp rất phổ biến ở những người cao tuổi đặc biệt trên 60 tuổi là dạng cao huyết áp tâm thu đơn độc. Huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg, trong đó huyết áp tâm trương vẫn trong khoảng bình thường (ít hơn 90 mmHg).
Nguyên nhân bệnh tăng huyết áp.
Có hai thể tăng huyết áp mỗi thể sẽ có một nguyên nhân khác nhau:
Cao huyết áp vô căn (không xác định được nguyên nhân): Theo các chuyên gia khảo xác thì thể huyết áp này tỷ lệ nam giới sẽ mắc nhiều hơn nữ giới.
Cao huyết áp nguyên căn: Là hậu quả của một số bệnh như bệnh tuyến giáp, bệnh thận, thường xuyên sử dụng thuốc tránh thai, thuốc chữa cảm cúm, hoặc uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá,…
Những yếu tố nguy cơ gây nên bệnh.
Có một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, ví dụ như:
Độ tuổi: Tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh càng cao.
Chủng tộc (màu da): Huyết áp cao phổ biến ở người da đen, độ tuổi mắc bệnh trẻ hơn người da trắng.
Lịch sử bệnh lý gia đình: Bệnh có xu hướng di truyền gia đình.
Thừa cân béo phì.
Chế độ ăn uống không hợp lý: Quá nhiều muối, dầu mỡ, thuốc lá, rượu, thiếu nhiều vitamin.
Không tập thể dục thường xuyên để lưu thông máu huyết.
Nhiều nguyên nhân khác như: Stress hoặc các bệnh mạn tính như tiểu đường, thận,.. Những bệnh này làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
Triệu chứng của tăng huyết áp.
Thường thì đều rất mờ nhạt. Hầu hết các bệnh tăng huyết áp đều không thể nhận biết bất kỳ một triệu chứng hoặc hấu hiệu nào, cho dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Tuy nhiên người bệnh sẽ bắt gặp một số biêu hiện sau:
- Đau đầu, chống mặt,
- Thở gấp.
- Chảy máu mũi (chảy máu cam).
- Đau ngực, khó thở, tim đập nhanh.
- Mắt mờ.
- Mặt đỏ, buồn nôn và nôn.
- Tiểu thấy máu.
- Khó ngủ.
Các cách điều trị bệnh tăng huyết áp
- Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính nên cần theo dõi hàng ngày và điều trị trong một khoảng thời gian dài.
- Điều trị bằng thuốc theo chỉ định của Bác Sĩ và luôn đảm bảo uống thuốc đúng, đều và đủ.
- Nếu huyết áp vẫn chưa ổn định. Cần đến các cơ sở y tế để được điều trị, giảm các biến chứng về sau.
- Điều trị cần tích cực ở những bệnh nhân đã có tổn thương trong cơ thể. Không nên hạ huyết áp đột ngột để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan khác, trừ tình huống khẩn cấp.
- Ngoài ra, còn có thể sử dụng nhiều bài thuốc dân gian để hỗ trợ điều trị tăng huyết áp tại nhà: Trị cao huyết áp bằng rễ cây nhàu, từ quả sơn tra, bằng tỏi,….
Cách phòng chống bệnh tăng huyết áp.
Dưới đây là một số cách phòng chống cao huyết áp có thể áp dụng tại nhà.
Chế độ ăn hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng, đảm bảo đủ vitaimin và các khoáng chất.
- Giảm ăn các thức ăn mặn.
- Tăng cường ăn nhiều chất xơ và vitamin (rau xanh,hoa quả).
- Hạn chế thức ăn chứa nhiều lượng cholesterol.
Tích cực giảm cân tránh béo phì.
Cố gắng duy trì vòng 2 nhỏ hơn 90cm ở nam và nhỏ hơn 80cm ở nữ.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích ví dụ như: rượu, bia, thuốc lá, cafe,..
Tăng cường tập thể lực ở mức thích hợp với thể trạng của cơ thể. Tập thể dục thường xuyên, đi bộ hoặc vận động ở mức độ nhẹ vừa, đều đặn mỗi ngày.
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)