Ngoại khoa, Bệnh trĩ, Rò hậu môn
Triệu chứng của bệnh áp xe hậu môn như thế nào?
Nội dung bài viết
Bệnh áp xe hậu môn là căn bệnh thường gặp, dễ mắc nhưng lại gây ra rất nhiều biến chứng khôn lường. Tuy nhiên, do bệnh khá nhạy cảm và khó nói nên người bệnh thường rất e ngại khi thăm khám hoặc điều trị. Triệu chứng của bệnh áp xe hậu môn là như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
>>> Xem thêm: Có nên điều trị áp xe hậu môn tại nhà mà không cần dùng thuốc?
Triệu chứng của bệnh áp xe hậu môn là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng của Phòng khám đa khoa Gia Phước, áp xe hậu môn thường bao gồm các triệu chứng như sau:
Đau vùng áp xe
Tại vùng bị áp xe, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, ngứa. Áp xe không chỉ tích mủ mà còn bị sưng làm cản trở việc đi tiêu, đi lại, thậm chí đau nhứt không thể ngồi được.
>>> Nhận biết rò hậu môn qua những biểu hiện thường gặp
Ngứa ngáy khó chịu
Các khối áp xe tiết mủ cộng với chất nhầy trong tầng sinh môn khiến vùng hậu môn luôn ẩm ướt, khó chịu và ngứa ngáy.

Hình thành các khối mô cứng và sưng
Áp xe giai đoạn đầu sẽ xuất hiện những khối cứng, sưng tấy, to lên và tự vỡ ra. Rìa hậu môn sưng thành cục kèm theo sốt, đỏ và nóng.
Chảy mủ
Bình thường, các ổ áp-xe quanh hậu môn sẽ tụ mủ, có mùi hôi và màu vàng.
>>>Tìm hiểu về bệnh rò hậu môn
Nguyên nhân gây bệnh áp xe hậu môn là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh áp xe hậu môn, về chủ quan lẫn khách quan. Một trong những yếu tố gây áp xe hậu môn nhiều nhất là:
Nhiễm trùng từ vết nứt vùng hậu môn.
Những căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Tuyến vùng hậu môn bị tắc
Một số yếu tố nguy cơ của áp xe gồm:
Viêm đại tràng.
Viêm ruột hay viêm loét đại tràng.
Tiểu đường.
Viêm túi thừa.
Viêm ở vùng chậu.
Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn (người nhận).
>>> Xem thêm: Áp xe hậu môn có thể tự khỏi?
Đối với người lớn, dùng bao cao su trong quan hệ tình dục có thể dự phòng áp xe. Ở trẻ nhỏ và bé tập đi, việc thay bỉm thường xuyên cũng như vệ sinh đúng cách trong lúc thay bỉm có khả năng dự phòng nứt ở hậu môn cũng như áp xe.
Cách điều trị áp xe hậu môn an toàn, hiệu quả
Phẫu thuật tháo mủ
Với trường hợp nhẹ, bệnh nhân được gây tê và phẫu thuật dẫn lưu tại chỗ. Với những trường hợp nặng, khối áp xe lớn và nằm sâu bên trong, bệnh nhân cần được tiến hành phẫu thuật tháo mủ với mức độ và quy mô lớn.
Phẫu thuật tháo mủ giúp làm sạch ổ viêm nhiễm, sau đó bệnh nhân tiếp tục được nằm viện theo dõi và điều trị bằng kháng sinh để tránh bị nhiễm trùng.

Phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu HCPT
Phương pháp mang lại hiệu quả cao, không gây đau đớn, không mất máu nhiều và tỉ lệ rủi ro sau phẫu thuật thấp.
>>> Điều trị áp xe hậu môn bằng bài thuốc dân gian
Phòng ngừa áp xe hậu môn như thế nào?
Để ngăn ngừa áp xe hậu môn có thể tái lại, bệnh nhân cần lưu ý những vấn đề sau:
Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
Luyện tập thể thao tăng cường sức khỏe.
Giữ vệ sinh sạch sẽ đường hậu môn, ngăn ngừa điều kiện để vi khuẩn tấn công.
Quan hệ tình dục lành mạnh, phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục.
>>> Câu hỏi thường gặp về rò hậu môn
Nếu còn bất kì thắc mắc nào về thăm khám và điều trị áp xe hậu môn, các bạn có thể liên hệ qua số điện thoại: 0966.332.352 để được tư vấn nhiệt tình và hoàn toàn miễn phí.
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)