Vì Cộng Đồng, Kiến thức Cần Biết
BỆNH VIÊM AMIDAN DỄ TÁI PHÁT VÀO MÙA LẠNH
Đến với phòng khám đa khoa Gia Phước
để nhận được sự hỗ trợ từ các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm.
Hỗ trợ chi phí và dịch vụ tốt đối với Học Sinh,
Sinh Viên, Hoàn cảnh khó khăn, Người già neo đơn,
Diện chính sách, Bệnh nhân từ xa đến... Mọi khó khăn của các bạn đều được chúng tôi tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết. Liên hệ bộ phận
chăm sóc khách hàng để nhận được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé:
0966-332-352 (có thể liên hệ qua
zalo)
Nội dung bài viết
Viêm amidan là bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh viêm amidan thường tái đi tái lại sẽ trở thành viêm amidan mạn tính, sự tái đi tái lại của bệnh viêm amidan một phần do yếu tố môi trường, thời tiết và đặc biệt là cách chăm sóc cơ thể chưa đúng cách của người bệnh, dễ biến chứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và lối sống sinh hoạt hằng ngày đối với nhiều người.
Viêm amidan là bệnh gì?
Amidan là bộ phận quan trọng giúp bảo vệ đường hô hấp, ngăn chặn sự xâm nhập của nấm, vi khuẩn và các yếu tố gây hại cho cơ thể
Ngoài ra amidan còn giữ vai trò tiết ra kháng thể bảo vệ vòm họng ngăn chặn sự xâm nhập và phát triển của các yếu tố gây bệnh
Nguyên nhân gây viêm amidan:
- Thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày không sạch hoặc không đúng cách
- Thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể chưa kịp thích nghi
- Tình trạng môi trường ô nhiễm, không khí khói bụi ngày càng nhiều
- Bệnh nhân sử dụng đồ ăn ngọt, cay, nóng, thực phẩm đông lạnh trong thời gian dài
- Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp: viêm họng, viêm phế quản…
Dấu hiệu nhận biết viêm amidan:
- Ngứa, khô họng, hơi thở có mùi: Do vi khuẩn tích tụ và các dịch mủ đọng lại trong hố amidan gây tắc nghẽn dẫn đến một số triệu chứng thường gặp như: Khô họng, đau họng, nuốt vướng và hơi thở có mùi.
- Amidan phì đại: Giọng nói không rõ ràng, nuốt khó, hệ hô hấp không thông, hay gặp tình trạng ngáy ngủ.
- Biểu hiện toàn thân: Bệnh nhân có hạch bạch huyết trong cổ, lượng tế bào bạch huyết tăng nhiều gây sưng to và đau.
- Vòm họng cuống lưỡi bị xuất huyết, xuất hiện những chấm mủ trắng hoặc vàng trong hốc miệng.
Các biến chứng của viêm Amidan:
- Apxe quanh amidan: Bệnh nhân đau họng, khó nuốt, sưng viêm, tắt tiếng, đau đầu, sốt và và hơi thở có mùi.
- Do độc tố từ liên cầu khuẩn gây ra: Bệnh nhân bị nổi ban, nổi hạch, sốt cao, ói mửa, lưỡi đỏ, họng đỏ, amidan sưng to, các biến chứng viêm tai giữa cấp…
- Viêm khớp cấp: Với các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau ở các khớp tay, gối, ngón tay, ngón chân, toàn thân uể oải, mệt mỏi.
- Viêm cầu thận: Bệnh nhân có hiện tượng phù chân và phù mặt sau khi ngủ dậy.
- Gây rối loạn nhịp thở khi ngủ: Biến chứng amidan phì đại có thể sẽ gây rối loạn nhịp thở, xuất hiện chứng ngáy ngủ, thiếu oxy gây ngạt thở, thở khò khè, ngủ không yên giấc.
Viêm amidan thường có 2 thể:
Viêm amidan cấp tính:
- Đối tượng tập trung ở trẻ em
- Sốt cao, uể oải, mệt mỏi trong người, chán ăn tiểu ít, táo bón
- Ngạt mũi, chảy nước mũi, sổ mũi, khô họng, đau đầu triệu chứng dễ nhầm lẫn với cảm cúm
- Đau rát họng, nuốt khó khi ăn, uống, nuốt nước bọt vướng vùng cổ họng
- Xuất hiện nốt phồng rộp, loét đau rát vùng cổ họng, niêm mạc họng đỏ và sưng, lưỡi trắng
- Amidan sưng to gây chèn ép dẫn đến khó thở ngáy to, nói khàn
2. Viêm amidan mạn tính:
- Đối tượng mắc phải thanh niên, trung niên, người trưởng thành
- Tình trạng amidan tái đi tái lại nhiều lần do không điều trị hoặc điều trị không đúng cách
- Amidan tái đi tái lại nhiều lần sẽ gây thay đổi giọng nói, khàn giọng, mất tiếng… ho có thể khạc đờm, mủ lẫn máu
- Viêm amidan cấp mạn tính gây sốt cao, đau họng, nhiễm khuẩn tai mũi họng và nhiễm khuẩn toàn thân, co giật hốc mủ gây apxe họng, mất nước nhiều gây trụy tim mạch, nguy cơ ảnh hưởng nhiều đến tính mạng
Phòng ngừa viêm amidan tái phát:
- Viêm amidan dễ tái phát lúc thời tiết thay đổi, ở ngoài không khí lạnh lâu, không giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ họng
- Viêm amidan vẫn có thể điều trị, nhưng tỉ lệ tái phát là rất cao, một số lưu ý sau giúp hạn chế tái phát viêm amidan:
- Tình trạng tái phát của bệnh viêm amidan liên quan nhiều đến yếu tố thời tiết, vậy nên việc bảo vệ cơ thể trước sự biến đổi thời tiết là điều rất quan trọng, nên giữ ấm cơ thể và vùng cổ họng vào mùa lạnh là rất cần thiết
- Đánh răng ngày 2 lần sáng, tối và sau khi ăn, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lí
- Uống nhiều nước 2 lít/ngày, đặc biệt là nước ấm, ăn thức ăn mềm giàu chất dinh dưỡng và hạn chế thức ăn ngọt, béo và đồ cay nóng
- Tránh những chất kích thích có hại: Thuốc lá, rượu, chè, cà phê…
- Rèn luyện thói quen luyện tập thể thao, duy trì và đảm bảo sức khỏe, tăng sức đề kháng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
- Điều trị triệt để các bệnh lý về răng miệng: viêm răng, viêm nướu và bệnh lý về đường hô hấp: viêm xoang, viêm mũi, viêm tai giữa…
- Tránh khả năng lạm dụng kháng sinh dễ gây tình trạng kháng thuốc, đồng thời làm tăng khả năng tái phát bệnh
- Đến khám Bác Sĩ chuyên khoa nếu thấy có các dấu hiệu như: sốt cao, đau đầu, nuốt đau, đau họng…
Phương pháp điều trị:
- Cắt bỏ amidan: là phương pháp tối ưu để điều trị viêm amidan tái phát
- Áp dụng một số phương thuốc dân gian: súc miệng bằng nước ép hành tây, súc miệng bằng nước muối loãng, ngậm gừng ngâm mật ong…
Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng:
0966332352 hoặc nhấn vào hình tư vấn trực tuyến để nhận được sự hỗ trợ tư vấn tốt từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm!
Địa chỉ: 57 Hùng Vương, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)
Lưu ý: Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi bệnh nhân. Vì thế, bệnh nhân cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám trực tiếp để được bác sĩ hướng dẫn. Không nên tự ý mua thuốc về uống tại nhà.