Vì Cộng Đồng, Kiến thức Cần Biết
Viêm phổi ở trẻ em có thật sự nguy hiểm?
Nội dung bài viết
Bệnh viêm phổi rất phổ biến ở trẻ em, nó là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp. Bệnh xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường gặp nhất ở trẻ dưới 5 tuổi, ở lứa tuổi này sẽ dễ mắc bệnh và dẫn tới tử vong. Do đó các chuyên gia ở Phòng khám đa khoa Gia Phước sẽ chia sẻ cho các bạn về bệnh viêm phổi. Nó có nguy hiểm hay không? Dấu hiệu và cách phòng bệnh như thế nào?
Viêm phổi ở trẻ em là gì?
Viêm phổi là hiện tượng các phế nang bị viêm do một tổn thương nào đó gây nên. Hai phế nang chứa nhiều mủ và dịch nhầy, xuất tiết dịch đường hô hấp trên gây khó thở, ho đờm, sốt ớn lạnh. Tác nhân gây bệnh là do virus, vi nấm, vi khuẩn. Viêm phổi có thể ở một vài vùng hoặc một vùng nhất định (viêm đa thùy hoặc viêm phổi thùy) và có thể viêm toàn bộ phổi.
Hầu hết các ca bệnh viêm phổi có thể điều trị khỏi trong khoảng 1 – 2 tuần. Nếu mắc viêm phổi do virus, bệnh nhân cần nhiều thời gian hơn để bình phục. Bệnh viêm phổi sẽ tiến triển trầm trọng hơn nếu bệnh nhân mắc các bệnh nền khác.
Các loại viêm phổi ở trẻ em.
Bệnh viêm phổi ở trẻ em được chia làm hai loại:
Bệnh viêm phổi thùy: Đây là tình trạng viêm nhiễm tại mô phổi, viêm túi phế nang, ống phế nang. Bệnh thường xảy ra ở trẻ có sức đề kháng kém ví dụ như: Trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ từng có bệnh liên quan đến đường hô hấp,.. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi nhất là vào thời gian giao mùa. Thời điểm này sẽ có tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cao nhất trong năm. Đặc biệt viêm phổi thùy có thể gây bùng phát thành dịch ở trường học, nhà trẻ, các khu dân cư,..
Bệnh viêm phổi phế quản: Là tình trạng nhiễm trùng cấp. Viêm lan tỏa ở phế nang phổi, phế quản và các mô kẽ. Bệnh có biến chứng nặng, tiến triển nhanh, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách. Đặc biệt trẻ dưới 2 tuổi rất dễ mắc loại viêm phổi này.
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ em.
Tùy theo độ tuổi mà sẽ có các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng chung của bệnh bao gồm như sau:
- Thở gấp và rất nhanh.
- Thở khó khăn, thở rít hoặc thở khò khè.
- Sốt cao.
- Ho nhiều.
- Buồn nôn và nôn.
- Đau tức ngực.
- Tiêu chảy, đau bụng.
- Ít vận động, mệt mỏi.
- Ăn không biết ngon, không có cảm giác thèm ăn.
- Đầu móng tay, môi xanh hoặc xám.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thở nhanh là triệu chứng xuất hiện sớm nhất khi trẻ em bị bệnh viêm phổi. Sớm hơn cả các dấu hiệu có được khi nghe phổi thông qua ống nghe và chụp X- quang. Phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện dấu hiệu này ngay khi ở nhà:
- Dưới 2 tháng, được coi là thở nhanh khi nhịp thở từ 60 lần/phút trở lên.
- Trẻ có độ tuổi từ 2 tháng đến dưới 12 tháng: thở nhanh từ 50 lần/phút trở lên.
- Trẻ từ 12 tháng cho đến dưới 5 tuổi: thở nhanh từ 40 lần/phút trở lên.
Đặc biệt, khi trẻ có những biểu hiện như: Bị sốt, thở khò khè, nôn nhiều, ăn kém, bỏ bú hoặc không uống được, tím tái, li bì khó đánh thức, co giật, suy dinh dưỡng, rút lõm lòng ngực. Thì sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng suy hô hấp cấp và có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Biến chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ em.
Bệnh viêm phổi trẻ em tiến triển từ nhẹ đến nặng. Trong trường hợp không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau:
Nhiễm trùng huyết: Là tình trạng vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào hệ tuần hoàn dẫn đến sốc biến chứng nhiễm trùng và nhiễm trùng máu. Biến chứng này khó điều trị, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ và có thể dẫn đến tử vong.
Viêm màng não: Gây tổn thương vĩnh viễn ở não, làm rối loạn thần kinh, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Biến chứng tràn mủ màng phổi: Gây khó khăn trong việc hô hấp, bạch cầu tăng và gây ra tình trạng kháng thuốc.
Suy hô hấp cấp: Gây viêm phổi mạn tính, áp xe phổi, giảm hệ miễn dịch.
Trụy tim, tràn dịch màng tim: Bệnh viêm phổi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tuần hoàn gây trụy tim, tràn dịch màng tim, bóng tim to,…
Ngoài ra còn có các biến chứng khác như viên phúc mạc, viêm khớp,…
Cách điều trị viêm phổi ở trẻ em.
Hàng năm, tỷ lệ lớn trẻ em tử vong vì bệnh viêm phổi do không được điều trị đúng cách.
Trước hết cần đưa trẻ đến các Bác Sĩ chuyên khoa thăm khám và sẽ được chỉ định thực hiện chụp X-quang phổi để xác định phổi có bị tổn thương hay không. Ngoài ra còn làm xét nghiệm máu để xác định rõ nguyên nhân của bệnh.
Khi đã xác định được trẻ đang mắc bệnh viêm phổi, tùy theo nguyên nhân và giai đoạn mắc bệnh, mà Bác Sĩ có cách điều trị khác nhau:
Bệnh viêm phổi do mycoplasma và vi khuẩn: Điều trị bằng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của Bác Sĩ.
Viêm phổi do virus: Không điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Viêm phổi do nấm: điều trị bằng thuốc chống nấm theo hướng dẫn của Bác Sĩ.
Cách chăm sóc trẻ như thế nào?
Cách chăm sóc trẻ bị mắc bệnh viêm phổi, phụ huynh cần biết những điều sau đây:
- Cho trẻ em uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Long đờm bằng cách vỗ lưng cho trẻ.
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, không ép bé ăn, chia nhỏ các bữa ăn ra trong ngày.
- Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi của trẻ chơi và môi trường xung quanh.
Theo các chuyên gia của Phòng Khám Đa Khoa Gia Phước thì phụ huynh nên cho trẻ: Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, tăng lượng chất lỏng trong thực đơn hàng ngày của trẻ, sử dụng máy tạo độ ấm trong phòng của trẻ,..
Cách phòng bệnh viêm phổi ở trẻ em.
Viêm phổi trẻ em là một bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao. Nhưng có thể phòng ngừa và ngăn chặn một số biến chứng nguy hiểm của bệnh, bằng những cách sau:
- Tiêm vắc xin phòng bệnh.
- Không cho trẻ tiếp xúc với những nguồn lây bệnh.
- Bệnh viêm phổi không phải do trẻ không được mặc ấm, vì thời tiết lạnh hoặc nóng,… Mà chủ yếu bị nhiễm bệnh từ cộng đồng. Do đó, cần tạo cho trẻ môi trường sống trong lành không bị ô nhiễm.
- Tránh cho trẻ tiếp xúc với đám đông, đặc biệt là người có dấu hiệu sổ mũi, hắt hơi,..
- Người chăm sóc trẻ phải vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn uống, tiếp xúc với trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ.
- Đối với trẻ sơ sinh: Đảm bảo trẻ được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
- Đối với trẻ nhỏ: Đảm bảo cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây,…
- Cho trẻ sinh hoạt đúng giờ.
- Không nên cho trẻ uống thuốc khi không có chỉ định của Bác Sĩ.
Triệu chứng lúc đầu của bệnh viêm phổi ở trẻ em rất dễ nhầm lẫn với những bệnh đường hô hấp khác.Nên thông thường không được điều trị đúng cách dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Do đó , khi có phát hiện triệu chứng gì của bệnh viêm phổi, phụ huynh nên đưa trẻ đến gặp Bác Sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)