Vì Cộng Đồng, Kiến Thức Cần Thiết, Tai mũi họng, Viêm họng
Bệnh Lý Viêm Họng Hạt Dễ Tái Phát – Khó Điều Trị?
Nội dung bài viết
Viêm họng hạt một bệnh lý thuộc hệ hô hấp trên, viêm họng hạt là tình trạng niêm mạc ở họng bị viêm nhiễm kéo dài, nếu không sớm điều trị bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mạn tính. Từ đó, khó có thể điều trị dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc cũng như trong lối sống sinh hoạt hằng ngày
Triệu chứng nhận biết tình trạng viêm họng hạt:
Viêm họng hạt dễ tái phát khi thời tiết thay đổi nhất là vào mùa lạnh, thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3-5 ngày với các triệu chứng:
- Ngứa họng, cảm giác vướng ở cổ họng: Do các hạt trong niêm mạc họng sưng to lên gây chèn ép vào nhau nên có cảm giác ngứa và vướng ở cổ họng gây ho
- Đau họng, khó nuốt: Niêm mạc họng tổn thương nên thường có cảm giác đau rát khi có thức ăn, nước uống đi qua vùng cổ họng
- Ho: Ho khan, ho có đờm khi niêm mạc họng bị kích thích do các ổ viêm tiết ra dịch
- Sốt cao: Hệ thống tăng cường miễn dịch của cơ thể hoạt động nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh
Biến chứng của bệnh viêm họng hạt:
Tuy không ảnh hưỡng đến tính mạng nhưng viêm họng hạy tái phát thường xuyên sẽ gây khó chịu, ảnh hưỡng đến công việc và cuộc sống của người bệnh, không những thế còn có thể gây ra một số biến chứng không mong muốn:
- Kéo theo một số bệnh lý liên quan hệ hô hấp: Viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm xoang,…
- Xuất hiện tình trạng viêm nhiễm tại hầu họng: viêm amidan, sưng amidan, apxe,…
- Tình trạng viêm họng kéo dài nếu không điều trị có thể làm cho bệnh nhân ho ra máu
- Hình thành thêm các bệnh: Viêm khớp, viêm cầu thận,…
Bệnh viêm họng hạt có dễ tái phát không?
Viêm họng hạt có 2 loại: Viêm họng hạt cấp tính và viêm họng hạt mãn tính:
- Khi ở giai đoạn cấp tính nếu viêm họng hạt không được điều trị dứt điểm bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính
- Để điều trị viêm họng hạt ở giai đoạn mãn tính cần loại bỏ nguyên nhân gây ra viêm nhiễm và xác định chính xác các tác nhân gây ra
Viêm họng hạt cứ tái đi tái lại nhiều lần là do:
- Niêm mạc họng yếu, dễ tổn thương
- Sức đề kháng yếu: Do tình trạng bệnh kéo dài làm cho hệ miễn dịch kém
- Tiếp xúc nhiều với khói, bụi, khí bẩn trong không khí, thuốc lá…
- Thói quen ho, khạc nhổ làm rách, tổn thương niêm mạc họng
- Do sử dụng kháng sinh không đúng cách hoặc lạm dụng kháng sinh quá nhiều gây nhờn thuốc
Có thể điều trị dứt điểm bệnh viêm họng hạt không?
- Súc miệng bằng nước muối vào buổi sáng hoặc tối và sau khi ăn
- Uống nhiều nước, trên 2 lít nước mỗi ngày nhằm bù nước và điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể
- Có thể uống mật ong, chanh tươi mật ong nhằm tăng cường vitamin và hệ miễn dịch
Các kiêng cữ của bệnh lý viêm họng hạt:
Trong quá trình chưa điều trị, đang hoặc sau điều trị với bệnh lý viêm họng hạt mãn tính người bệnh nên kiêng một số loại thực phẩm sau:
- Kiêng đồ ăn chiên:
Đờm có thể tiết ra nhiều hơn nếu bệnh nhân ăn những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ
- Kiêng đồ ăn nướng:
Niêm mạc họng càng dễ tổn thương nếu đồ ăn nướng khô, cứng có nhiều góc cạnh khó nuốt
- Thức ăn cay nóng:
Tránh những hiện tượng sưng đau tăng lên bệnh nhân hạn chế thức ăn tẩm ướp chứa nhiều gia vị cay, nóng
- Thức ăn đóng gói, khô cứng:
Cảm giác đau tăng dần khi bệnh nhân tiêu thụ lượng bánh kẹo ngọt, những loại hạt cứng quá nhiều
- Thực phẩm béo, ngọt:
Gây tăng tiết làm cho cổ họng luôn có đờm
- Rượu, bia, chất kích thích, nước ngọt có gas:
Hệ miễn dịch suy yếu, tình trạng đau rát cổ họng khó chịu kéo dài khi các chất kích thích đi vào cơ thể
- Thức uống lạnh:
Cổ họng sẽ sưng tấy, và nặng thêm khi bệnh nhân lạm dụng đồ uống lạnh như kem, chè,…
- Giữ ấm cho cơ thể:
Mặc áo ấm, quần dài, khăn choàng cổ,…Hạn chế tối đa tiếp xúc với thời tiết lạnh nhằm nâng cao hiệu quả điều trị
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh và những lưu ý:
- Sử dụng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, dễ nuốt, đầy đủ chất dinh dưỡng: súp, cháo,…
- Hạn chế thức ăn cay nóng, chiên, rán, xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm dạng cứng, đông lạnh
- Uống đủ nước, ngoài nước lọc tinh khiết có thể thay thế thêm nước ấm hoặc các loại nước ép…
- Bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể: Trái cây, rau xanh, yến mạch,…
- Không sử dụng thức uống lạnh: Đá, kem và các chất kích thích: rượu, chè, cà phê,…
- Bổ sung thực phẩm kháng viêm: Hành lá, tỏi, tía tô,gừng,…
Cách Phòng Ngừa Viêm Họng Hạt Tái Phát:
- Vệ sinh đường hô hấp trên, vệ sinh răng miệng
- Đeo khẩu trang khi ra đường, tránh hít khói, bụi, chất thải
- Không hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá
- Bổ sung vitamin, luyện tập thể dục, thể thao, tăng cường thể lực
- Điều trị dứt điểm bệnh viêm họng cấp tính để hạn chế bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính
- Nếu phát hiện triệu chứng viêm họng hạt, không nên tự ý dùng thuốc tại nhà
>>> Viêm họng hạt là bệnh lý chuyển biến tương đối nhanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và suy giảm khả năng miễn dịch hệ hô hấp.
Vì Vậy, nếu xuất hiện tình trạng viêm họng hạt kéo dài không thuyên giảm, nên tìm đến Bác Sĩ kiểm tra thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Bên cạnh đó kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống tích cực, vận động tập luyện thể thao hằng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
>> Xem thêm:
- Các bệnh lý ở đường hô hấp
- Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do covid 19
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)