Bệnh Chlamydia, Bệnh Xã Hội
HỎI ĐÁP VỀ BỆNH CHLAMYDIA – CĂN BỆNH XÃ HỘI NGUY HIỂM ÍT NGƯỜI BIẾT ĐẾN
Nội dung bài viết
- 1 BỆNH LÀ CHLAMYDIA LÀ BỆNH GÌ?
- 2 TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CHLAMYDIA LÀ GÌ?
- 3 BỆNH CHLAMYDIA LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?
- 4 ĐỐI TƯỢNG NÀO DỄ MẮC CHLAMYDIA?
- 5 BỆNH CHLAMYDIA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
- 6 NẾU ĐANG MANG THAI MÀ MẮC BỆNH CHLAMYDIA THÌ SAO?
- 7 BỆNH CHLAMYDIA CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC KHÔNG VÀ BẰNG CÁCH NÀO?
- 8 CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH BỆNH CHLAMYDIA?
Bệnh Chlamydia là căn bệnh xã hội nguy hiểm lây qua đường tình dục, hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu điều trị đúng cách và kịp thời. Tuy nhiên, hầu hết những người bị bệnh này thường có tâm lý e ngại, giấu bệnh và thực hiện các biện pháp tự điều trị tại nhà chưa phù hợp khiến bệnh trở nên nặng và khó điều trị hơn. Chính vì vậy, bài viết dưới đây cung cấp những kiến thức hữu ích thông qua các câu hỏi mà bệnh nhân thắc mắc để họ có cái nhìn đúng đắn về bệnh và có hướng điều trị hợp lý đạt hiệu quả cao.
BỆNH LÀ CHLAMYDIA LÀ BỆNH GÌ?
Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến (STD) có thể gây vô sinh nếu không được hỗ trợ điều trị. Cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH CHLAMYDIA LÀ GÌ?
Ở phụ nữ, các triệu chứng của bệnh Chlamydia có thể là:
- Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt
- Chảy máu âm đạo sau khi giao hợp
- Đau bụng
- Đau khi giao hợp
- Sốt nhẹ
- Đi tiểu đau
- Muốn đi tiểu nhiều hơn bình thường
- Viêm cổ tử cung
- Âm đạo tiết dịch bất thường

Ở nam giới, Chlamydia có thể có các triệu chứng sau:
- Có mủ, dịch bất thường từ dương vật
- Đau, rát khi đi tiểu
Nam nữ giới quan hệ tình dục qua hậu môn hoặc bị lây truyền từ khu vực bị nhiễm khác (ví dụ âm đạo) còn có thể có bị chlamydia ở phần trực tràng, với các biểu hiện sau:
- Đau vùng trực tràng
- Tiết dịch
- Chảy máu
Những triệu chứng này rất giống triệu chứng của bệnh lậu. Ở phụ nữ và nam giới, Chlamydia có thể ảnh hưởng trực tràng gây ngứa, chảy máu, chảy dịch nhầy, và tiêu chảy. Nó cũng có thể gây mẩn đỏ, ngứa và mắt đổ ghèn nếu bị nhiễm.
BỆNH CHLAMYDIA LÂY TRUYỀN NHƯ THẾ NÀO?
Chlamydia được truyền từ người này sang người khác trong khi quan hệ tình dục đường âm đạo, hậu môn hay miệng. Bệnh cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.
ĐỐI TƯỢNG NÀO DỄ MẮC CHLAMYDIA?
Nguy cơ nhiễm bệnh tăng lên cùng với các hành vi quan hệ tình dục nguy hiểm. Bé gái vị thành niên và phụ nữ trẻ quan hệ tình dục là những đối tượng sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn do độ mở cổ tử cung chưa phát triển hoàn thiện. Điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tình dục (STI) khác như lậu và giang mai.
BỆNH CHLAMYDIA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Nếu không được hỗ trợ điều trị, Chlamydia là một mối đe dọa sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là đối với phụ nữ.
Ở phụ nữ, nhiễm Chlamydia thường bắt đầu ở cổ tử cung. Nếu không có biện pháp xử lý, vi khuẩn có thể lan lên ống dẫn trứng hoặc buồng trứng và gây ra bệnh viêm vùng chậu (PID). Viêm vùng chậu có thể gây vô sinh do sẹo và làm nghẽn các ống dẫn trứng. Phần ống dẫn trứng bị chặn có thể dẫn tới mang thai ngoài tử cung bằng cách ngăn cản trứng đã thụ tinh vào tử cung. Thai ngoài tử cung là một tình trạng đe dọa tính mạng và đòi hỏi phải phẫu thuật.

Chlamydia cũng có thể gây vô sinh ở nam giới. Vi khuẩn lây lan từ niệu đạo đến tinh hoàn gây ra một tình trạng gọi là viêm mào tinh hoàn. Nếu không hỗ trợ điều trị, viêm mào tinh hoàn gây vô sinh. Các triệu chứng của viêm mào tinh hoàn bao gồm:
- Sốt
- Đau và sưng ở bìu
- Chlamydia cũng có thể gây ra hội chứng Reiter-thường ở nam giới trẻ. Các triệu chứng bao gồm:
- Nhiễm trùng mắt
- Viêm niệu đạo
- Viêm khớp.
NẾU ĐANG MANG THAI MÀ MẮC BỆNH CHLAMYDIA THÌ SAO?
Ở phụ nữ mang thai, có bằng chứng rằng chlamydia không được hỗ trợ điều trị có thể dẫn đến sinh non. Những em bé được sinh ra từ các bà mẹ bị nhiễm chlamydia cũng sẽ mắc bệnh. Chlamydia là nguyên nhân hàng đầu của bệnh viêm phổi và viêm kết mạc (đau mắt đỏ) ở trẻ sơ sinh.

Chính vì vậy, nếu người bệnh Chlamydia đang mang thai cần đến ngay cơ sở y tế chuyên điều trị các bệnh xã hội để được thăm khám và hỗ trợ điều trị sớm nhất có thể để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
BỆNH CHLAMYDIA CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ ĐƯỢC KHÔNG VÀ BẰNG CÁCH NÀO?
Bệnh Chlamydia hoàn toàn có thể điều trị được nếu phát hiện sớm và tiến hành các xét nghiệm chuẩn đoán bệnh kịp thời.
Người bệnh Chlamydia có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị căn bệnh này là Doxycycline, Tetracycline và Zithromax® .
- Erythromycin thường được chỉ định cho phụ nữ mang thai và những người không sử dụng được Tetracycline.
- Erythromycin cũng được dùng để hỗ trợ điều trị cho những trẻ bị nhiễm trùng mắt hoặc viêm phổi do Chlamydia.

Với những người đang hỗ trợ điều trị bệnh Chlamydia cũng như các bệnh xã hội khác cần ghi nhớ:
- Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý ngừng sử dụng thuốc, vì mặc dù có thể các triệu chứng đã biến mất nhưng vi khuẩn vẫn tồn tại trong cơ thể.
- Cần tới bệnh viện để kiểm tra thường xuyên, đảm bảo chắc chắn đã loại khỏ trước khi tiếp tục quan hệ tình dục.
- “Đối tác” cũng cần được hỗ trợ điều trị tại cùng một thời điểm, tránh không tái lây nhiễm lẫn nhau.
CẦN LÀM GÌ ĐỂ PHÒNG TRÁNH BỆNH CHLAMYDIA?
Dù là căn bệnh có thể chữa được nếu phát hiện và điều trị kịp thời, tuy nhiên bạn cũng đừng chủ quan với căn bệnh này vì có thể chúng sẽ để lại nhiều biến chứng cho người bệnh nếu không tuân thủ đúng các phác đồ điều trị của các bác sĩ.
Chính vì vậy, cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này là không quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn và quan hệ tình dục bằng miệng. Bên cạnh đó, khi quan hệ cần tuân thủ các chú ý sau:

- Sử dụng bao cao su đúng cách trong khi quan hệ tình dục.
- Không quan hệ tình dục trong thời kì bị nhiễm Chlamydia, thậm chí cả khi đang điều trị bệnh.
- Không quan hệ tình dục bừa bãi, duy trì mối quan hệ một vợ một chồng lâu dài từ cả hai phía.
- Xét nghiệm định kỳ cho bản thân và cả bạn tình để phát hiện các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục, trong đó có Chlamydia.
- Phải điều trị cho cả bạn tình để hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh.
- Khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào ở trên phải đi gặp bác sĩ ngay và tuyệt đối nghiêm túc trong vấn đề điều trị bệnh.
Nếu nhận thấy bản thân đang có nguy cơ nhiễm bệnh hoặc các biểu hiện tương tự có liên quan cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên điều trị các bệnh xã hội như phòng khám Đa Khoa Gia Phước để được hỗ trợ tư vấn, thăm khám và các bác sĩ với trình độ chuyên môn cao tại đây sẽ đưa ra các phác đồ điều trị hiệu quả và phù hợp nhất cho từng tình trạng bệnh nhân.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GIA PHƯỚC – PHÒNG KHÁM CHUYÊN ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH XÃ HỘI
Phòng Khám Đa Khoa Gia Phước với những ưu thế vượt trội :
Có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, làm việc tận tâm.
Trang thiết bị y tế hiện đại, cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Phương pháp điều trị tiên tiến, đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong suốt quá trình chữa bệnh.
Mức chi phí hợp lý, công khai minh bạch theo quy định của Sở y tế.
Mọi thắc mắc hay cần tư vấn khám chữa bệnh, đặt lịch, người dân có thể liên hệ đến Phòng Khám Đa khoa Gia Phước theo số điện thoại 0292.381.3868 hoặc 0966.332.352.
Để biết thêm thông tin về Phòng Khám Đa Khoa Gia Phước cũng như dịch vụ khám chữa bệnh tại đây, vui lòng xem thêm tại đây.
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)