Tràn dịch màng tinh hoàn, Bệnh tinh hoàn, Khám bệnh, Nam khoa
Phụ huynh nên làm gì khi trẻ bị tràn dịch màng tinh hoàn?
Nội dung bài viết
Trẻ bị tràn dịch màng tinh hoàn là tình trạng phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi có một lượng lớn chất lỏng tích tụ trong màng bao quanh tinh hoàn, dẫn đến sự phồng to và khó chịu. Trong nhiều trường hợp, tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể gây ra sự lo lắng và mất tự tin ở trẻ. Việc chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp tránh được các vấn đề nghiêm trọng hơn và giúp cho trẻ phục hồi nhanh chóng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và các phương pháp điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em.
Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em
Nên làm gì khi thấy trẻ bị tràn dịch màng tinh hoàn là vấn đề được nhiều quý phụ huynh quan tâm bởi hiện tượng này rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Theo thống kê cho thấy cứ 10 bé trai sinh ra lại có 1 bé gặp hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn và có thể tự khỏi sau một thời gian.

Trẻ có thể bị tràn dịch màng tinh hoàn ngay từ trong bụng mẹ, sau đó khi tuổi thai đến tuần thứ 28 tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ ổ bụng xuống bìu thông qua ống phúc tinh mạc. Sự phát triển bình thường, trước khi ống phúc tinh mạc đóng lại toàn bộ chất dịch sẽ tự thoát ra ngoài. Trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn trẻ em xảy ra khi ống phúc tinh mạc đóng lại, các chất dịch không được thoát ra ngoài mà tồn đọng lại ở bên trong bao tinh hoàn.Sau đây, bác sĩ Phòng khám đa khoa Gia Phước chúng tôi xin chia sẻ đến các bậc cha mẹ cách xử lý khi phát hiện trẻ có dấu hiện tràn dịch màng tinh hoàn và phương pháp điều trị hiệu quả.
Nhận biết trẻ bị tràn dịch màng tinh hoàn
Tràn dịch màng tinh hoàn nếu lành tính thì phụ huynh không cần lo lắng mà bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, không phải thế mà phụ huynh chủ quan. Mà trước tiên, phụ huynh cần đưa các cháu đến tại các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám kịp thời để biết cụ thể tình hình như thế nào, có những biến chứng nguy hiểm ra sao. Để từ đó có phương hướng xử lý kịp thời. Không giống như ở người trưởng thành, tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ rất khó phát hiện bởi nó không có dấu hiệu gì đáng kể. Tuy nhiên, cũng có một số dấu hiệu nhận biết sau đây:
Tinh hoàn của những trẻ bị tràn dịch thường to hơn bình thường bởi bên trong một bên tinh hoàn hoặc cả 2 bên bị ứ nước.

Bị tràn dịch màng một bên tình hoàn thì tinh hoàn thường một bên to một bên nhỏ.
Tràn dịch màng tinh hoàn thường bị nhầm lẫn với bệnh thoát vị bẹn nên phụ huynh cần chú ý đến tình trạng này. Nếu thoát vị bẹn, tinh hoàn chỉ to lên khi trẻ khóc hoặc đi vệ sinh, còn tràn dịch màng tinh hoàn thì bất kể khi nào tinh hoàn của trẻ vẫn to hơn bình thường.
Những biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị tràn dịch màng tinh hoàn
Mặc dù tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em thường không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến một số biến chứng như sau:
Viêm tinh hoàn: nếu tràn dịch kéo dài hoặc không được điều trị, nó có thể dẫn đến viêm tinh hoàn.
Xơ vữa màng tinh hoàn: nếu tràn dịch kéo dài, nó có thể dẫn đến sự xơ vữa màng bao quanh tinh hoàn, gây ra sự khó chịu và đau nhức.

Thoát vị tinh hoàn: tràn dịch màng tinh hoàn có thể là một yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ thoát vị tinh hoàn.
Ung thư tinh hoàn: trong một số trường hợp, tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em có thể là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn.
Vì vậy, nếu trẻ bị tràn dịch màng tinh hoàn, cần phải chẩn đoán và điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.
Chuẩn đoán và điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em
Khi cảm thấy trẻ có hiện tượng tràn dịch màng tinh hoàn, quý phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám. Để có thể chẩn đoán chính xác những triệu chứng trên có phải đơn thuần là tràn dịch màng tinh hoàn hay không, các bác sĩ sẽ tiến hành các bước kiểm tra, xét nghiệm cho trẻ để biết được chính xác bệnh tình.
Khi được phát hiện ra tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ em, cha mẹ cần phải để ý nếu qua 1 năm dịch tinh hoàn không tự khỏi thì sẽ phải thực hiện phẫu thuật lộn màng tinh hoàn để thoát hết dịch, mổ phẫu thuật rất nhanh chóng chỉ diễn ra từ 10 – 20 phút. Nếu trẻ kèm theo hiện tượng thoát vị bẹn thì khi phẫu thuật sẽ được xử trí luôn.

Phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn chỉ cần rạch một vết nhỏ dưới bìu để đưa dịch tinh hoàn ra ngoài. Đồng thời, đóng kín đường thông lên ổ bụng giúp dịch không đọng lại ở màng tinh hoàn. Sau khi phẫu thuật, sẽ không ảnh hưởng đến chức năng tinh hoàn và khả năng sinh sản sau này.
Theo các chuyên gia cho biết, bệnh tràn dịch màng tinh hoàn tuy không quá nguy hiểm nhưng các bậc phụ huynh cũng vẫn cần phải cảnh giác và chú ý đến các biểu hiện của con. Khi phát hiện ra bệnh nên đưa con đến trung tâm, phòng khám y tế để kiểm tra và điều trị sớm tránh không ảnh hưởng cho sau này.
Các bác sĩ chuyên nam khoa của phòng khám đa khoa Gia Phước hi vọng với những chia sẻ cụ thể trên đây sẽ giúp quý phụ huynh có con trẻ nhận biết tràn dịch màng tinh hoàn và nên đi khám điều trị khi có triệu chứng bất thường. Mọi thắc mắc về tràn dịch màng tinh hoàn, bạn có thể liên hệ qua điện thoại hoặc trực tiếp đến phòng khám đa khoa Gia Phước để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất từ các chuyên gia bác sĩ nơi đây, chắc chắn bạn sẽ nhận được sự giải đáp nhiệt tình và thân thiện.
Để biết thêm thông tin về Phòng Khám Đa Khoa Gia Phước cũng như dịch vụ khám chữa bệnh tại đây, vui lòng xem thêm tại đây.
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)