8 BÀI THUỐC DÂN GIAN TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG TẠI NHÀ

ANH NEN
Đến với phòng khám đa khoa Gia Phước để nhận được sự hỗ trợ từ các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm. Hỗ trợ chi phí và dịch vụ tốt đối với Học Sinh, Sinh Viên, Hoàn cảnh khó khăn, Người già neo đơn, Diện chính sách, Bệnh nhân từ xa đến... Mọi khó khăn của các bạn đều được chúng tôi tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết. Liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng để nhận được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé: 0966-332-352 (có thể liên hệ qua zalo)

Các loại thảo dược như cây tầm ma, hoa ngũ sắc, lá thuốc cứu, tỏi,… Có tác dụng giúp cải thiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng. Sử dụng các mẹo dân gian không những hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị mà còn hạn chế chi phí và đạt hiệu quả tốt hơn.

Bệnh viêm mũi dị ứng là bệnh mãn tính, xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch bị suy giảm và có cơ địa nhạy cảm. Triệu chứng đặc trưng là chảy nước mũi, hắt hơi, mất ngủ, đau đầu gây mất chất lượng cuộc sống.

Bên cạnh việc điều trị bằng phương pháp Tây Y. Mọi người có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để giúp cải thiện được tình trạng bệnh. Bởi các mẹo này thường lành tính, an toàn, không có tác dụng phụ.

Dưới đây là các bài thuốc dân gian chữa viêm mũi dị ứng rất phổ biến và được nhiều người sử dụng:

Tỏi

Tỏi
Tỏi

Tỏi chứa hoạt chất allicin có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, và cũng được xem là một loại kháng sinh tự nhiên.

Ngoài ra, trong tỏi còn chứa chất glycogen, fitonxit có tác dụng chống sung huyết, kháng viêm, phù niêm mạc xoang mũi và có thể ngăn ngừa triệu chứng tiến triển nặng hơn.

Sau đây là 2 bài thuốc từ tỏi:

Bài thuốc 1: Mật ong + tỏi.

Lấy 2 muỗng mật ong nguyên chất trộn đều với 1 muỗng nước cốt tỏi sau khi được giã nhuyễn. Vệ sinh sạch vùng mũi, dùng tăm bông thấm hỗn hợp vừa trộn, sau đó nhỏ vào mũi. Thực hiện mỗi bên 3 lần và mỗi lần khoảng 15 phút. Cuối cùng rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý.

Bài thuốc 2: Tỏi + dầu vừng.

Trộn đều hỗn hợp nước cốt tỏi và dầu vừng theo tỉ lệ 1:1. Vệ sinh mũi sau đó dùng bông tăm thấm dung dịch và đưa vào mũi. Số lần và thời gian thực hiện giúp như cách trên. Sau đó rửa sạch mũi bằng nước muối sinh lý.

Bài thuốc 3: Rượu tỏi.

  • Nguyên liệu gồm có 1 lít rượu trắng, 300g tỏi.
  • Bóc sạch vỏ tỏi, rửa sạch sau đó mang đi thái mỏng hoặc giã nhuyễn.
  • Cho tỏi vào bình thủy tinh và cho rượu vào.
  • Đậy kín nắp và bảo quản khoảng 15 ngày ở nơi thoáng mát, thì có thể sử dụng được.
  • Có thể dùng rượu tỏi để uống, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống khoảng 3 -5ml.
  • Hay có thể dùng nhỏ vào mũi, sau đó rửa sạch lại với nước muối sinh lý.

Cây tầm ma.

Cây tầm ma
Cây tầm ma

Trong cây tầm ma có thành phần chống viêm, kháng histamin hiệu quả. Vì vậy dược liệu này được sử dụng để giúp cải thiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng. Giúp khắc phục các chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, ngứa mũi,…

Nguyên liệu:

  • Chuẩn bị 1 thìa lá tầm ma khô.
  • Mật ong (1 lit).
  • Nước sôi (200ml).

Cách thực hiện:

  • Cho lá tầm ma khô vào bát, đổ nước sôi vào hãm trong 15 phút.
  • Sau khi hãm xong, bỏ bã và lấy nước.
  • Thêm vào nước tầm ma 2 muỗng mật ong và khuấy đều.
  • Sử dụng khi nước còn ấm để tăng hiệu quả điều trị.
  • Uống trà tầm ma mỗi ngày khoảng 2 – 3 ly sẽ giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Lá ngải cứu (lá thuốc cứu).

Cây ngải cứu
Cây ngải cứu

Lá ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, có tác dụng điều hòa khí huyết, giảm đau, giảm tình trạng kích ứng. Bên cạnh đó, dược liệu này còn chứa các thành phần flavonoid, cholin, flavonoid, các acid amin có khả năng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn, giúp cải thiện triệu chứng viêm mũi dị ứng.

Cách 1: Ngâm chân với nước lá ngải cứu.

  • Cần khoảng 1 nắm lá ngải cứu khô hoặc tươi đun với 2 lít nước sạch.
  • Đun đến khi nước sôi thì tắt bếp, đợi bớt nguội thì đổ ra chậu và ngâm chân.
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ giúp giữ ấm cơ thể, khai thông kinh mạch, cải thiện giấc ngủ, giảm nghẹt mũi.

Cách 2: Đốt lá ngải cứu.

  • Chọn ngọn ngải cứu non và phần lá đem đi rửa sạch, ngâm với muối để loại bỏ tạp chất, sau đó rửa sạch một lần nữa với nước.
  • Phơi lá thuốc cứu trong bóng mát cho đến khi lá vừa héo.
  • Vò lá thuốc cứu thành hình điếu thuốc.
  • Đốt điếu ngải cứu dưới lửa rồi hơ các nguyệt đạo trên đỉnh đầu. Mỗi lần dùng 2 – 3 điếu. Phương pháp này, bạn phải nhờ đến thầy thuốc để hỗ trợ.

Lá bạc hà.

Lá bạc hà
Lá bạc hà

Trong lá bạc hà có chứa hoạt chất menthol, methyl acetat có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt virus, thông xoang, thư giãn thần kinh.

Cách thực hiện:

Cách 1: Xông lá bạc hà.

  • Nguyên liệu gồm có 1 nắm lá bạc hà, 500ml nước lọc.
  • Rửa sạch lá bạc hà, ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất, sau đó rửa lại với nước sạch.
  • Cho lá bạc hà vào nước đun sôi trong 5 phút.
  • Đổ nước ra chậu, lấy một chiếc khăn sạch trùm đầu và tiến hành xông mũi.
  • Xong mũi từ 1 – 2 lần mỗi ngày sẽ giúp khắc phục triệu chứng của bệnh.

Cách 2: Chè lá bạc hà.

Chuẩn bị lá bạc hà (10 lá) hãm với nước sôi trong vòng 15 phút và uống lúc còn ấm. Người bệnh có thể thêm vào một ít mật ong nguyên chất sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị.

Lá húng chanh.

Lá húng chanh
Lá húng chanh

Lá húng chanh có đặc tính chống viêm, sát khuẩn. Có thể hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường hô hấp, trong đó có viêm mũi dị ứng. Người bệnh có thể sử dụng để cải thiện tình trạng viêm nhiễm, giảm nghẹt mũi, giúp lưu thông không khí qua mũi tốt hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá húng chanh tươi và 1 lít mật ong.
  • Rửa sạch lá húng chanh với nước muối, sau đó vò nhẹ để tận dụng được tối đa tinh dầu trong thảo dược.
  • Tiến hành hãm lá húng chanh với nước sôi khoảng 15 phút.
  • Mỗi ngày uống trà lá húng chanh từ 2 – 3 lần, uống lúc còn nóng để tăng được hiệu quả điều trị.

Hạt gấc.

Hạt gấc
Hạt gấc

Hạt gấc là một bài thuốc để chữa trị các bệnh trĩ, đau nhức xương khớp, nổi mụn nhọt, viêm mũi dị ứng,..

Với trường hợp viêm mũi dị ứng, dược liệu này có công dụng cải thiện tình trạng đau nhức, nghẹt mũi, sát trùng. Ngoài ra, trong hạt còn chứa các loại vitamin A, E, lycopene giúp giữ ẩm, làm dịu niêm mạc mũi, thúc đẩy quá trình tạo mô mới.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 25 hạt gấc già, rượu trắng 40 độ.
  • Nướng hạt gấc bằng lửa than cho đến khi vỏ ngoài hơi cháy.
  • Giã cho đến khi nát hạt và cho vào bình thủy tinh.
  • Tiếp tục cho rượu trắng vào, đến khi ngập hạt gấc.
  • Đậy kín nắp và bảo quản trong 5 ngày thì có thể sử dụng được.
  • Khi sử dụng, lấy bông tăm thấm ít rượu rồi bôi bên ngoài sống mũi.
  • Rượu hạt gấc sẽ tác động làm dịch nhầy loãng ra sau vài phút. Theo cơ chế hắt hơi để tống dịch ra ngoài.

Gừng.

Gừng tươi
Hạt gấc

Trong gừng có chứa hoạt chất axit pantothenic, zingerone, beta-carotene, vitamin C, B giúp giảm viêm, tốt cho quá trình lưu thông máu, hỗ trợ chữa lành vùng niêm mạc bị tổn thương rất hiệu quả.

Có những cách thực hiện như sau:

Cách 1: Trà gừng.

  • Dùng vài lát gừng hãm với nước sôi trong 15 phút là có thể uống. Mỗi ngày nên uống 2 – 3 ly trà gừng sẽ tăng hiệu quả điều trị hơn.
  • Ngoài ra có thể thêm vào 1 ít mật ong nguyên chất vừa tăng hương vị, tăng cường sức khỏe, đồng thời giúp chống lại các tác nhân gây bệnh.

Cách 2: Gừng với quế.

Bạn cho 1 miếng quế và 1 muỗng canh gừng tươi vào ly thủy tinh. Đổ nước sôi vào hãm khoảng 20 phút. Sau đó lọc lấy nước, có thể cho 2 muỗng mật ong và 1 muỗng nước cốt chanh khuấy đề uống.

Cách 3: Gừng, hành khô và giấm nuôi.

  • Chuẩn bị 1 ít giấm nuôi, 1 củ gừng và 20gr hành khô.
  • Rửa sạch hành và gừng, gọt sạch vỏ sau đó cho vào cối giã.
  • Đun sôi hai nguyên liệu này với 300ml nước lọc, khi nước sôi thì cho ít giấm nuôi vào.
  • Vệ sinh mũi với nước muối sinh lý, sau đó tiến hành xông mũi với hỗn hợp vừa đun.
  • Áp dụng thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần đến khi triệu chứng được thuyên giảm.

Nghệ.

Nghệ
Nghệ

Nghệ không chỉ là nguyên liệu dùng trong nấu ăn mà còn là một vị thuốc hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh, trong đó có viêm mũi dị ứng. Trong nghệ có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa curcumin, nên nó có thể giúp tăng cường sức đề kháng, chống viêm nhiễm và chống lại các tác nhân gây bệnh.

Đối với trường hợp viêm mũi dị ứng, khi sử dụng dược liệu này sẽ làm giảm tình trạng ho, nghẹt mũi, hắt hơi, đau nhức mũi,…

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch nghệ tươi, cạo sạch vỏ và mang đi giã nhuyễn rồi lọc lấy nước.
  • Vệ sinh sạch vùng mũi, dùng tăm bông thấm nước cốt nghệ cho vào mũi.
  • Ngoài ra, có thể trộn nửa muỗng mật ong với nửa muỗng tinh bột nghệ rồi ngậm lại, sau đó nuốt từ từ trong vòng 15 phút.
  • Áp dụng mỗi ngày từ 2 – 3 lần, để có hiệu quả cao hơn.

Trên đây là những bài thuốc dân gian mang tính chất tham khảo được truyền miệng rất hiệu quả trong việc chữa trị viêm mũi dị ứng. Những bài thuốc này dễ tìm, đơn giản và an toàn. Mọi người có thể tham khảo và tự áp dụng tại nhà để điều trị viêm mũi dị ứng. Tùy theo mức độ bệnh, cơ địa mà thuốc có hiệu quả khác nhau. Vì vậy mọi người cần phải kiên trì để được hiệu quả tốt nhất.

Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng: 0966332352 hoặc nhấn vào hình tư vấn trực tuyến  để nhận được sự hỗ trợ tư vấn tốt từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm!

Địa chỉ: 57 Hùng Vương, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Tư vấn – Đặt hẹn:  0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ:  02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)
Lưu ý: Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào cơ địa của mỗi bệnh nhân. Vì thế, bệnh nhân cần đến cơ sở chuyên khoa thăm khám trực tiếp để được bác sĩ hướng dẫn. Không nên tự ý mua thuốc về uống tại nhà.