Vì Cộng Đồng, Kiến Thức Cần Thiết
Viêm Mũi Dị Ứng Dễ Tái Phát Vào Mùa Lạnh Hay Không?
Nội dung bài viết
- 1 Đặc điểm của bệnh viêm mũi dị ứng:
- 2 Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng:
- 3 Cách điều trị viêm mũi dị ứng:
- 4 Phòng bệnh viêm mũi dị ứng:
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng, nhưng thường gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ nhỏ với những triệu chứng mãn tính. Khi thời tiết thay đổi các yếu tố dị nguyên trong cơ thể cũng thay đổi làm cho niêm mạc mũi rất dễ nhạy cảm phản ứng lại với các kích thích bên ngoài
Đặc điểm của bệnh viêm mũi dị ứng:
Viêm mũi dị ứng được phân làm 2 loại: Viêm mũi dị ứng do thời tiết và viêm mũi dị ứng không phụ thuộc vào thời tiết
Bệnh viêm mũi dị ứng do thời tiết:

- Đỏ mắt, cay mắt, chảy nước mắt
- Nóng, rát mũi, nhột mũi, ngứa mũi thường xuyên làm cho bệnh nhân hắt hơi liên tục
- Chảy nhiều nước mũi trong
- Ngạt mũi, khó thở do phù nề ở cuốn mũi
- Ngứa khóe mắt, phì mi dưới
- Ngứa ống tai
- Ngứa vùng vòm họng, hầu họng
- Thường xuyên hắt hơi, chảy nước mũi vào buổi sáng
- Không sốt, nhưng ớn lạnh
>>>Bệnh viêm mũi dị ứng không ảnh hưởng đến tính mạng, tuy nhiên ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, giao tiếp cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày
Bệnh viêm mũi dị ứng gây cho bệnh nhân thường xuyên bị nghẹt mũi, chảy mũi, ù tai, nhức đầu,…
Trường hợp viêm mũi dị ứng mạn tính có thể gây: Ngủ ngáy, khó thở, loạn khứu giác,…
>>> Bệnh lý viêm mũi nếu không phòng bệnh, chăm sóc và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các bệnh:
- viêm xoang
- polyp xoang
- polyp mũi cấp…
Bệnh viêm mũi dị ứng không phụ thuộc vào thời tiết:
Có một số biểu hiện tương tự yếu tố phụ thuộc vào thời tiết
Tuy nhiên, điểm khác biệt là bệnh sẽ không xuất hiện theo mùa
Cơn viêm mũi không xảy ra đột ngột và có những dấu hiệu như:
– Hắt hơi vài cái
– Tình trạng nghẹt mũi ngày càng tăng và kéo dài
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng:

Bệnh viêm mũi dị ứng xảy ra khi niêm mạc mũi dễ nhạy cảm, chủ yếu do cơ địa và một vài yếu tố tác động trực tiếp:
Yếu tố gia đình:
Ảnh hưởng trực tiếp khi gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh hoặc trường hợp cả bố và mẹ điều mắc phải
Dị ứng do cơ địa:
Người có cơ địa dị ứng (nổi mề đay, viêm da dị ứng, hen suyễn…) tỉ lệ mắc bệnh viêm mũi dị ứng cao hơn bình thường
Yếu tố miễn dịch:
Vì liên quan đến kháng nguyên, kháng thể và các chất trung gian. Nên viêm mũi dị ứng là bệnh lý thuộc miễn dịch
Do tiếp xúc dị nguyên:
Bụi, phấn hoa, vải, bông, lông( chó, mèo,…), ký sinh trùng(rận, bọ chét, ve,…), khói(khói bụi, khói thuốc,…)
Và một số loại dược phẩm, thực phẩm: quá cay, hoặc quá nóng…
Các dị nguyên này sẽ làm viêm và kích thích niêm mạc với những biểu hiện thường gặp, nhột mũi, ngứa mũi và hắt hơi
Yếu tố khí hậu và môi trường:
Do thời tiết thay đổi đột ngột, môi trường bị ô nhiễm
Kết cấu bất thường bên trong của cấu trúc mũi: Cong, vẹo, gai vách ngăn ở mũi làm tăng sự nhạy cảm của niêm mạc mũi
Viêm mũi dị ứng do thời tiết:
- Mùa lạnh, nhiệt độ, độ ẩm, thời tiết thay đổi, sự phát triển của các dị nguyên:
Bụi bẩn, nấm mốc, ký sinh trùng, nồng độ phấn hoa trong không khí,… cũng có sự thay đổi theo
- Người bị viêm mũi dị ứng rất nhạy cảm với thời tiết:
Khi thời tiết thay đổi niêm mạc mũi dễ phản ứng lại với các kích thích từ bên ngoài, gây nên các phản ứng dị ứng
- Phản ứng dị ứng vẫn sinh ra các kháng thể, chất hóa học trong cơ thể nhằm chống lại các yếu tố kích thích từ môi trường ở bên ngoài
Viêm mũi dị ứng do thời tiết thuộc nhóm viêm mũi có chu kỳ
- Người bệnh thấy cay, ngứa mũi và hắt hơi liên tục đỏ mắt, cay mắt, chảy nước mắt, sau đó là chảy nước mũi trong cảm giác nóng rát và ngứa ở vùng hầu họng
- Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ cũng có những triệu chứng tương tự
Chỉ khác là bệnh xuất hiện không theo mùa, chỉ hắt hơi, nghẹt mũi tăng và kéo dài
Cách điều trị viêm mũi dị ứng:

- Bệnh nhân nên đến Bác Sĩ chuyên khoa tai mũi họng để được hỗ trợ điều trị sớm khi thấy các biểu hiện nghi ngờ mắc phải bệnh lý viêm mũi dị ứng
- Bệnh lý viêm mũi dị ứng nên điều trị sớm tránh tình trạng bệnh chuyển sang mãn tính dẫn đến viêm họng, viêm phế quản,…
- Không nên tự chẩn đoán bệnh và mua thuốc uống tại nhà, tỉ lệ kháng thuốc cao sẽ làm giảm khả năng điều trị
Ngoài ra, bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc với các dị nguyên để quá trình điều trị bệnh giúp đạt hiệu quả cao hơn:
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày, sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ và sau mỗi bữa ăn
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ thoáng mát
- Thay giặt chăn, ga, gối niệm… hạn chế sự phát triển của một số ký sinh trùng
- Không nuôi chó mèo trong nhà, hoặc hạn chế tiếp xúc tối đa với lông của chúng
- Không ăn các loại thực phẩm cay, nóng, dễ gây dị ứng
- Cay hoặc hạn chế với khói thuốc lá, thuốc lào
- Hạn chế tiếp xúc với khói, bụi trong nhà lẫn ngoài đường
Phòng bệnh viêm mũi dị ứng:
- Tránh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên, vệ sinh nơi ở
- Bảo vệ khi thời tiết thay đổi
- Ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
- Tránh lạm dụng thuốc
>> Tìm hiểu thêm:
- Các bệnh lý ở đường hô hấp
- Bệnh viêm amidan dễ tái phát
- Cách phòng tránh dịch viêm phổi cấp do covid 19
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)