Nội dung bài viết
Bệnh trĩ ở hậu môn là một căn bệnh vô cùng phổ biến liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Nhiều bệnh nhân vì ngại nên âm thầm chịu đựng căn bệnh này, điều này vô cùng nguy hiểm. Do đó, bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhiều hơn những kiến thức về bệnh trĩ ở hậu môn để người bệnh hiểu đúng, từ đó góp phần hạn chế các biến chứng của bệnh gây nên.
BỆNH TRĨ LÀ GÌ? PHÂN LOẠI BỆNH TRĨ Ở HẬU MÔN
Bệnh trĩ ở hậu môn (tên gọi dân gian: lòi dom) là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Bệnh trĩ là do tăng áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn hoặc trực tràng, các tĩnh mạch do chịu chèn ép từ bên trong có khả năng xung huyết, chảy máu, có khi bị sa ra ngoài.
Dựa vào vị trí phát sinh búi trĩ ở phía trên hay phía dưới ranh giới đường lược ở hậu môn, bệnh trĩ được chia ra các loại trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Xem phân loại bệnh trĩ chi tiết hơn tại đây!
Trĩ nội (Internal hemorrhoids)
Trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch ở trên đường lược bị phình giãn (vị trí sâu trong ống hậu môn). Do búi trĩ nằm khuất nếu không thể quan sát bằng mắt thường. Hơn nữa trĩ nội thường không gây đau do vị trí ảnh hưởng không có dây thần kinh cảm giác. Tuy nhiên theo thời gian, búi trĩ có thể phát triển lớn và gây ra hiện tượng sa búi trĩ.

Trĩ nội được chia làm 3 độ:
Độ I: trĩ không sa ra ngoài
Độ II: trĩ sa ra ngoài và tự tụt vào trong hậu môn sau khi đại tiện
Độ III: trĩ sa ra ngoài và phải dùng tay để đẩy lại vào trong
Độ IV: trĩ sa ra ngoài và không thể đẩy lại vào trong
Trĩ ngoại (External hemorrhoids)
Trĩ ngoại là tình trạng tĩnh mạch ở phía dưới đường lược (nằm ở bờ của hậu môn) bị giãn phình và tạo thành búi trĩ. Do nằm ở bờ ngoài của hậu môn nên trĩ ngoại thường gây khó chịu, vướng víu và dễ phát hiện hơn so với trĩ nội.
Trĩ hỗn hợp
Trĩ hỗn hợp là tình trạng gặp cả 2 loại trĩ – trĩ nội và trĩ ngoại.
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ Ở HẬU MÔN
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở hậu môn
Nguyên nhân chính xác gây nên bệnh hiện nay chưa được xác định rõ và thường được phát triển ở những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ làm tăng áp lực trong trực tràng gây chèn ép vào hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn, làm cản trở máu tĩnh mạch trở về và do đó máu tĩnh mạch đọng lại và tĩnh mạch giãn ra tạo thành búi trĩ. Búi trĩ này sẽ to dần lên và thòi ra ngoài nếu những yếu tố này tiếp diễn.

Các yếu tố nguy cơ bao gồm
Táo bón, hoặc tiêu chảy làm tăng tần suất bệnh trĩ, rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.
Chế độ ăn ít chất xơ, làm tăng tần suất bệnh trĩ ở hậu môn
Thừa cân và béo phì, làm gia tăng tần suất bệnh
Gia tăng áp lực ổ bụng gặp trong những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,…, đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn.
U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.
Các triệu chứng của bệnh trĩ ở hậu môn
Chảy máu không kèm đau trong quá trình đi tiêu. Ban đầu có thể thấy một lượng kín đáo máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Chảy máu là triệu chứng sớm nhất và thường gặp nhất. Về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu.
Ngứa hoặc kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
Đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt.
Sưng vùng quanh hậu môn
Một khối nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau (có thể là huyết khối tại búi trĩ)

MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA BỆNH TRĨ Ở HẬU MÔN
Một số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh trĩ ở hậu môn sẽ gặp phải một số biến chứng như sau:
Thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ, lúc này cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi Oxy cho tế bào. Trường hợp này hiếm xảy ra.
Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác lộm cộm do có cục máu đông.
Tắc mạch: Là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ. Khi mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn, bưng vác nặng, có thai, chơi thể thao nặng làm tăng áp lực trong khoang bụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Tắc mạch trĩ ngoại thì vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng. Tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm trong sâu và triệu chứng không rầm rộ như trĩ ngoại.
Viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe khi da giữa các búi trĩ bị loét gây triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát.
Dù tỉ lệ bị biến chứng là rất thấp nhưng vẫn cho thấy mức độ nguy hiểm của việc không phát hiện điều trị bệnh trĩ hậu môn kịp thời. Do đó, nếu thấy các biểu hiện bất thường nghi ngờ đang mắc bệnh trĩ ở hậu môn, đừng ngần ngại và hãy đến ngay cơ sở chuyên điều trị bệnh trĩ uy tín để được các chuyên gia thăm khám và điều trị kịp thời.
ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ Ở ĐÂU HIỆU QUẢ?
Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ hậu môn tùy thuộc vào phân loại bệnh và mức độ bệnh của từng bệnh nhân, các chuyên gia sẽ có phác đồ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Tại phòng khám Đa Khoa Gia Phước đã và đang áp dụng 2 kỹ thuật tiên tiến PPH và HCPT điều trị bệnh trĩ thành công cho nhiều trường hợp bệnh từ nhẹ đến nặng:
Kỹ thuật PPH: là phương pháp không cần sử dụng đến dao mổ, các bác sĩ thực hiện cắt bỏ sẽ dùng kẹp PPH để cắt búi trĩ ra khỏi đường lược. Điều này sẽ giúp tránh được các dây thần kinh cảm giác, cắt mạch búi trĩ và loại bỏ phần niêm mạc sa phía dưới. Từ đó lượng máu được cung cấp để nuôi dưỡng búi trĩ sẽ bị mất và búi rụng dần.. Kỹ thuật này áp dụng hỗ trợ điều trị trĩ nội hiệu quả.

Kỹ thuật HCPT: phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại và rò hậu môn hiện đại nhất trong thời điểm hiện nay. Đây là một phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ mà không nhờ đến sự can thiệp của dao kéo. Phương pháp dựa trên nguồn nhiệt điện trường xâm lấn tối thiểu và kích thích quá trình trao đổi của các ion điện cực. Quá trình giúp tác động trực tiếp đến các mạch máu nối liền đến búi trĩ, làm quang đông các huyết quản, thắt chặt các mạch máu để cố định búi trĩ tại vị trí cần cắt. Dòng điện sử dụng của HCPT có nhiệt độ từ 70 – 80 độ. Sau khi hoàn tất giai đoạn cố định búi trĩ lại vị trí cần cắt thì các lớp niêm mạc bị sa sẽ được kéo xuống và loại bỏ bằng dao điện.
Ưu điểm của phương pháp này là:
An toàn.
Giảm thiếu sự đau đớn.
Khả năng phục hồi nhanh.
Thời gian cắt trĩ ngắn.
Tùy theo mức độ nặng nhẹ và phân loại bệnh trĩ của từng bệnh nhân, các bác sĩ tại Đa Khoa Gia Phước sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với hiệu quả tối ưu và chi phí phù hợp.
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH TRĨ
Người mắc bệnh trĩ ở hậu môn nên ăn gì?
Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ
Để điều trị hiệu quả và phòng ngừa bệnh trĩ ở hậu môn, người bệnh cần điều chỉnh thói quen ăn uống. Tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ để kích thích nhu động ruột, tạo sự phát triển vi khuẩn có ích trong ruột. Chế độ ăn nhiều chất xơ còn giúp tạo khối phân, giảm độ cứng của phân, tăng tần suất đi đại tiện, giúp tránh tổn thương trực tràng và hậu môn, ngăn ngừa táo bón và bệnh trĩ hiệu quả.
Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc. Người mắc bệnh trĩ nên ăn các loại rau củ quả như rau đay, mồng tơi, rau lang, rau sam, rau má, cải trắng, rau cần, bí đỏ, dưa chuột, khoai tây, khoai lang… Bổ sung thêm các loại trái cây tươi như bưởi, cam, chuối, táo, lê, đu đủ, chuối…
Uống đủ nước
Cần lưu ý uống từ 1,5 – 2lít nước mỗi ngày, bao gồm nước lọc, nước canh, nước hoa quả. Vì nước có tác dụng giúp làm mềm phân, đại tiện dễ dàng hơn, giúp ngăn ngừa táo bón dẫn đến bệnh trĩ.
Những loại thực phẩm người bệnh trĩ ở hậu môn cần hạn chế
Người bệnh cần hạn chế sử dụng các thức ăn nhiều gia vị, cay, mặn hay quá ngọt. Không nên lạm dụng rượu, bia, nước ngọt có gas, hút thuốc lá… vì dễ gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, gây giãn tĩnh mạch búi trĩ.
Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, người mắc bệnh trĩ ở hậu môn cần tăng cường vận động. Cách tốt nhất là tập thể dục đều đặn giúp nhu động ruột hoạt động tốt. Tập thói quen đi đại tiện hằng ngày vào một giờ nhất định. Nên đi vệ sinh ngay khi cảm thấy mắc đi đại tiện, không nên nhịn hay ngồi lâu. Không ngồi làm việc hay đứng quá lâu vì sẽ gây tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, gây ứ trệ máu, căng phồng tĩnh mạch trĩ.
Nếu thấy các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh trĩ ở hậu môn, cần thăm khám sớm nhất để được tư vấn và đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả, giảm thiểu thời gian và chi phí chữa bệnh.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA GIA PHƯỚC – NƠI ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ Ở HẬU MÔN UY TÍN
Phòng Khám Đa Khoa Gia Phước với những ưu thế vượt trội :
Có đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi, làm việc tận tâm.
Trang thiết bị y tế hiện đại, cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Phương pháp điều trị tiên tiến, đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong suốt quá trình chữa bệnh.
Mức chi phí hợp lý, công khai minh bạch theo quy định của Sở y tế.
Mọi thắc mắc hay cần tư vấn khám chữa bệnh, đặt lịch, người dân có thể liên hệ đến Phòng Khám Đa khoa Gia Phước theo số điện thoại 0292.381.3868 hoặc 0966.332.352. Để biết thêm thông tin về Phòng Khám Đa Khoa Gia Phước cũng như dịch vụ khám chữa bệnh tại đây, vui lòng xem thêm tại đây.
Mọi thắc mắc liên quan đến bệnh bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi qua đường dây nóng: 0966332352 hoặc nhấn vào hình tư vấn trực tuyến để nhận được sự hỗ trợ tư vấn tốt từ các chuyên gia giàu kinh nghiệm!
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)