Gai cột sống, Bài Thuốc Nam, Mẹo Vặt Chữa Bệnh
Điều Trị Bệnh Gai cột Sống Trong Việc Sử Dụng Một Số Bài Thuốc Nam
Nội dung bài viết
Bệnh gai cột sống còn được hiểu là bệnh thoái hóa cột sống, là tình trạng hình thành các phần gai xương, xương phía ngoài và hai bên của các đốt cột sống. Gai đốt sống thường xuất hiện ở nhiều vị trí trên xương sống nhưng thường gặp nhất là ở gai cột sống thắt lưng và gai cột sống cổ.
Triệu chứng bệnh gai cột sống:

Đau buốt vùng cổ hoặc thắt lưng:
- Ở giai đoạn đầu cảm giác xơ cứng và mỏi cột sống thắt lưng và cột sống cổ
- Ở giai đoạn bệnh diễn tiến nặng người bệnh có cảm giác đau buốt, đau nhiều khi vận động
Đau nhức các chi:
- Ở đốt sống cổ: Người bệnh thường đau nhức vai lan xuống hai cánh tay
- Ở gai cột sống lưng: Người bệnh thường đau nhức ở lưng lan xuống dọc theo hai chân
Tê bì tay chân và mất cảm giác ở tứ chi:
- Sự chèn ép của gai xương vào các dây thần kinh nên làm cho người bệnh có cảm giác tê bì chân tay
Rối loạn gây chèn ép thần kinh:
- Người bệnh gai cột sống có thể bị tụt huyết áp, khó thở, tăng tiết mồ hôi,…
Rối loạn thần kinh thực vật:
- Ở giai đoạn nặng gây thu hẹp đường ống dẫn tủy người bệnh gai cột sống sẽ không tự chủ được trong việc đại, tiểu tiện
Mất cảm giác:
- Người bệnh sẽ mất cảm giác một phần ở cột sống có gai xương
- Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu, yếu cơ,…
Nguyên nhân bệnh gai cột sống:

Tuổi tác:
- Bệnh gai cột sống phổ biến hơn ở người lớn tuổi do sự thoái hóa của xương cột sống theo thời gian
Sai tư thế sinh hoạt:
- Đi, ngồi, nằm sai tư thế trong thời gian dài gây ra các tổn thương cho cột sống
Gai cột sống do chấn thương:
- Xảy ra tai nạn giao thông, tai nạn lao động,… làm tổn thương đến cơ xương khớp
Sự lắng đọng canxi:
- Tích tụ canxi ở dây chằng, sụn tiếp xúc với đốt sống
Viêm cột sống mạn tính:
- Hai bề mặt xương tiếp xúc và cọ xát lên nhau gây ra gai cột sống
- Cơ thể thúc đẩy quá trình tự điều chỉnh tự khắc phục dẫn đến hình thành gai xương
Một số nguyên nhân khác:
- Thừa cân, hút thuốc, bệnh gout, viêm khớp dạng thấp,…
Bên cạnh điều trị tây y, vật lý trị liệu, phẫu thuật một số loại thuốc nam cũng được xem là phương pháp điều trị hiệu quả cao đối với bệnh gai cột sống:
Lá Lốt:

Lá lốt có tính kháng khuẩn tốt, giúp giảm đau, chống viêm, còn có thể giúp ức chế các cơn đau
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị khoảng 400 – 500g lá lốt
- Và 50 – 70g đinh lăng
- Đem rửa sạch bỏ vào ấm sắc chung với 3 chén nước sắc nhỏ lửa lại cho đến khi còn 1 chén.
- Chắc bỏ bã uống khi còn ấm và sau buổi ăn tối.
- Kiên trì sử dụng từ 10- 15 ngày
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị 30 – 40g lá lốt
- Và 30g hy thêm(cây cỏ đĩ), 25g ngải cứu
- Nguyên liệu đem rửa sạch giã nát cho thêm 1 thìa muối hột vào giã cùng
- Sử dụng khăn thưa, vãi sạch để bao bọc hỗn hợp và đắp lên vị trí bị tổn thương
- Thực hiện từ 10 – 15 ngày vào 2 buổi sáng và tối
Cây Đinh Lăng:

Đinh lăng có vị ngọt, tính bình, giúp bổ tạng, tiêu sưng viêm, giải độc. Ngoài ra, còn chữa thấp khớp, đau lưng
Bài thuốc 1:
- Chuẩn bị khoảng 20g rễ đinh lăng
- Đem rửa sạch và sao trên chảo nóng cho khô
- Cho vào ấm sắc chung khoảng 500ml nước
- Đên khi còn khoảng 150ml
- Chia làm 3 lần uống trong ngày, uống thuốc khi còn ấm
Bài thuốc 2:
- Chuẩn bị 12 – 15g rễ đinh lăng, 8g huyết rồng, 8g hà thủ ô, 8g cối xay, 8g cỏ xước
- Và 8g thiên niên kiện, 4g vỏ quýt, 4g quế chi
- Cho tất cả nguyên liệu vào ấm đun đổ đầy nước
- Đun trên lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 2 chén thuốc thì tắt bếp
- Chia uống trong ngày 2 – 3 lần
- Kiên trì uống thuốc trên 10 ngày
Ngải Cứu

Ngải cứu có tác dụng giảm đau, khứ hàn, bồi bổ sức khỏe và hỗ trợ điều trị trong bệnh gai cột sống
Bài thuốc đắp:
- Cần chuẩn bị khoảng 1 nắm ngải cứu và 3 thìa muối
- Ngải cứu rửa sạch để ráo nước sau đó đem sao chung với muối biển trên lửa nhỏ
- Dùng vải mỏng bọc thuốc và chườm lên vị trí bị đau nhức
- Nên thực hiện 1 – 2 lần/ ngày trong khoảng một tháng
Bài thuốc uống:
- Chuẩn bị khoảng 300g ngải cứu và 2 – 3 thìa mật ong
- Ngải cứu đem rửa sạch để ráo
- sau đó giã nát và vắt lấy nước
- Cho mật ong vào và chia làm 2 lần uống trong ngày
- Kiên trì uống thuốc trong vòng 3 tháng
Xương Rồng

Xương rồng có vị đắng, tính hàn, được sử dụng phổ biến trong việc chữa bệnh, đối với bệnh gai cột sống có tác dụng giảm sưng, tiêu viêm, khử trùng,…
- Chuẩn bị: Xương rồng bẹ khoảng 3 – 4 nhánh, 1 ít muối hột và 1 cái khăn mỏng
- Dùng dao cắt bỏ hết gai xương rồng rửa sạch ngâm trong nước muối 20 – 30 phút
- Hơ nóng xương rồng sau đó cuốn vào khăn và đắp trực tiếp lên vị trí tổn thương
- Thay thế các nhánh xương rồng khi nguội và đắp trực tiếp khoảng 20 phút
- Cơn đau sẽ được giảm một cách hiệu quả
>>> Bệnh không thể tự chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị chỉ có hiệu quả đẩy lùi các triệu chứng, cải thiện phần nào chức năng cơ xương khớp
Vì vậy việc phòng ngừa bệnh lý gai cột sống là điều cần thiết ở mỗi cá nhân chúng ta
- Không ngồi quá lâu, ngồi sai tư thế
- Giảm cân, giảm béo, kiểm soát cân nặng
- Hạn chế tập luyện khuân vác nặng, chơi các môn thể thao gắng sức: cử tạ, bơi lội,…
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đủ chất dinh dưỡng, giàu canxi bổ sung thực phẩm chứa protein và khoáng chất
>>> Tìm hiểu thêm:
- Điều trị xuất tinh sớm hiệu quả
- Liệt dương biến chứng và cách điều trị
- Điều trị yếu sinh lí an toàn hiệu quả
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)