Vì Cộng Đồng, Kiến Thức Cần Thiết
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ EM
Nội dung bài viết
Môi trường càng ngày càng ô nhiễm, làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh tai mũi họng trong đó có bệnh viêm tai giữa ở trẻ em. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, thời tiết thay đổi. Do chủ quan, không được phát hiện và điều trị kịp thời nên dẫn đến tình trạng bị điếc. Ngoài ra còn có tử vong vì biến chứng xuất huyết não hay viêm màng não,..
Bệnh viêm tai giữa ở trẻ em là gì?
Bệnh viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm. Tạo ra dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể vô trùng hoặc nhiễm trùng. Bệnh này rất thường gặp, đứng hàng thứ hai sau viêm nhiễm đường hô hấp cấp tính ở trẻ em.
Nếu bị bệnh viêm tai giữa không chữa trị kịp thời, sẽ dẫn đến viêm tai xương chũm cấp tính . Một khi bệnh tiến triển nặng, dễ gây ra biến chứng: Giảm thính lực, thủng màng nhĩ, xơ hóa màng nhĩ, viêm xương chũm, liệt dây thần kinh số 7. Nguy hiểm nhất là khi biến chứng viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não,.. Dẫn đến tử vong ở trẻ.
Bệnh viêm tai giữa được chia làm hai dạng:
Viêm tai giữa cấp tính: Là sự viêm nhiễm ở tai giữa. Bệnh này có thể là nguyên nhân gây tổn thương màng nhĩ và tai giữa. Tổn thương này nếu kéo dài có thể làm chảy dịch liên tục qua lỗ thủng màng nhĩ.
Viêm tai giữa có dịch: Là tình trạng tai giữa có dịch không nhiễm trùng hơn ba tháng. Bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, đôi khi người bệnh chỉ có cảm giác nặng hai tai.
Các dạng trên đều có thể là nguyên nhân của tình trạng khiếm thính. Mất thính lực do bệnh viêm tai giữa có dịch kéo dài. Có thể ảnh hưởng hưởng đến khả năng học tập ở trẻ bị mắc. Hiện tượng viêm tai giữa cấp có thể chuyển thành viêm tai giữa có mủ, thanh dịch hoặc chảy mủ nếu không có biện pháp điều trị đúng cách.
Nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ em.
Nguyên nhân chủ yếu gây viêm tai giữa ở trẻ nhỏ là do: Cấu trúc, chức năng vòi nhĩ và hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện.
Ngoài ra, cảm lạnh cũng là nguyên nhân khiến phần tai giữa của các bé bị nhiễm trùng. Còn có các loại bệnh liên quan đến đường hô hấp như: Viêm mũi, viêm họng. Đó là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển, tấn công vào tai giữa.
Biểu hiện khi mắc bệnh viêm tai giữa ở trẻ em.
Các triệu chứng thực thể của viêm tai giữa cấp bao gồm: Không di động khi bơm khí vào tai, màng nhĩ phồng, dịch chảy ra từ tai.
Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ như sau:
- Trẻ sốt cao 39 – 40oC, bỏ bú, khóc nhiều, nôn và co giật.
- Nếu trẻ đã lớn sẽ kêu đau nhức tai.
- Rối loạn hệ tiêu hóa: trẻ đi nhiều lần, phân lỏng, xuất hiện đồng thời với triệu chứng sốt.
Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, từ 2 đến 3 ngày sau bệnh sẽ gặp tình trạng vỡ mủ do màng tai bị thủng. Mủ tự chảy ra với các biểu hiện sau:
- Trẻ sốt nhẹ, đỡ quấy khóc, ngủ được.
- Không còn rối loạn tiêu hóa, đi ngoài bình thường.
- Không kêu đau nhức tai nữa.
Thực ra lúc này bệnh không giảm, mà bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính với dấu hiệu chảy mủ ở tai.
Nếu vẫn không được điều trị bệnh sẽ diễn biến thành viêm tai – xương chũm mạn tính hoặc viêm tai giữa mạn tính, cùng với nguy cơ biến chứng sẽ xảy ra.
Cách điều trị bệnh lý viêm tai giữa ở trẻ.
Có rất nhiều cách chữa trị bệnh viêm tai giữa, trong đó phương pháp nội khoa được áp dụng phổ biến nhất: Sử dụng thuốc kháng sinh, kháng histamin, corticoid, bơm hơi vòi nhĩ giúp cải thiện thính lực hiệu quả trong thời gian ngắn, nhưng không quá 1 giờ. Nếu sử dụng thường xuyên có thể gây nhiễm trùng ngược dòng và gây chấn thương loa vòi.
Thời gian điều trị diễn ra tối thiểu trong vòng 8 ngày. Nếu màng nhĩ không bị thủng thì sẽ dùng thuốc nhỏ tai, không được bơm rửa. Nếu màng nhĩ đã thủng có thể nhỏ tai 3 – 4 ngày đầu để ngăn chặn sự hình thành các dịch mủ làm bít dẫn lưu. Sau đó rửa bằng oxy già hoặc bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra có thể bơm thuốc vòi nhĩ, thông vòi.
Một số trường hợp viêm tai giữa nhưng điều trị kháng sinh không hiệu quả thì phải chích rạch màng nhĩ để đặt ống thông nhĩ Diablo. Nếu viêm tai giữa kèm theo dấu hiệu viêm đường hô hấp trên, do tắc nghẽn bởi viêm Amidan phì đại thì phải cần nạo Amidan. Trong trường hợp bệnh nhân điều trị nội khoa không khả quan hoặc xuất hiện các biến chứng nặng hơn, thì cần đến phẫu thuật khoét xương chũm.
Bệnh viêm tai giữa hoàn toàn có thể chữa trị hết hoàn toàn và không gây ra biến chứng. Nếu phụ huynh phát hiện sớm các dấu hiệu và có phương thức xử trí hợp lý cũng như đưa bé đến cơ sở y tế để có sự theo dõi của bác sĩ.
Cách phòng bệnh viêm tai giữa ở trẻ em.
Để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, chúng ta cần nắm rõ một số biện pháp như sau:
- Vệ sinh tay sạch sẽ cho cả phụ huynh và trẻ trước khi cho trẻ ăn, sau khi đi vệ sinh.
- Khi vệ sinh tai cho trẻ cần sử dụng dụng cụ mềm, thực hiện nhẹ nhàng tránh để tai tổn thương.
- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi và các vật dụng xung quanh cho trẻ.
- Cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng hạn.
- Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để bé có đủ sức đề kháng giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh.
- Nếu cho trẻ bú bình thì hãy giữ cho trẻ ngồi thẳng và không cho bé bú nằm.
- Để trẻ tránh xa những nơi có khói thuốc lá.
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)