Phụ khoa, Bệnh buồng trứng, Bệnh tử cung, Viêm buồng trứng
7 Điều Cần Biết Về Ung Thư Buồng Trứng Ở Nữ Giới
Nội dung bài viết
Ung thư buồng trứng là căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe ở phụ nữ. Việc chủ động phòng ngừa và nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh rất quan trọng, giúp quá trình điều trị hiệu quả và và ít để lại di chứng về sau hơn.
Ung thư buồng trứng là gì?
Buồng trứng là một cơ quan sinh sản chỉ có ở nữ giới. Mỗi người phụ nữ thông thường có 2 buồng trứng nằm hai bên khung chậu, gọi là buồng trứng trái và buồng trứng trái và buồng trứng phải.
Buồng trứng có chức năng sản xuất trứng để tham gia vào quá trình thụ tinh. Bên cạnh đó buồng trứng còn là nơi tiết ra nội tiết tố nữ là estrogen và progesterone, hai nội tiết này tác động trực tiếp đến sự phát triển của phụ nữ và chu kỳ kinh nguyệt cung như mang thai của người phụ nữ.
Ung thư buồng trứng là tình trạng hình thành khối u ác tính ở một bên hoặc cả hai bên buồng trứng. Các tế bào ung thư thường phát triển không theo sự kiểm soát của cơ thể. Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, các tế bào ung thư có thể phát triển xâm lấn và di căn sang các cơ quan khỏe mạnh khác dẫn tới sự hình thành các khối u khác và phát huỷ các cơ quan mà nó đi ngang qua.
Các loại ung thư buồng trứng:
Ung thư biểu mô buồng trứng: các tế bào ung thư xuất hiện phát triển từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng.
Ung thư tế bào mầm: Dạng ung thư xuất phát từ các tế bào sản xuất ra trứng.
Ung thư buồng trứng: xuất phát từ các tế bào mô nâng đỡ buồng trứng.
Các giai đoạn ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng được chia ra nhiều giai đoạn, phát hiện ở giai đoạn càng sớm tỉ lệ chữa trị khỏi càng cao.
Giai đoạn 1: Khối u vẫn được giới hạn trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng chưa không lây lan ra các bộ phận khác. Đồng thời đây cũng là giai đoạn dễ nhất để điều trị.
Giai đoạn 2: Khối u vẫn còn trong buồng trứng và ống dẫn trứng nhưng các tế bào ung thư đã có sự xâm lấn sang các cơ quan lân cận buồng trứng trong xương chậu như tử cung, vòi trứng…Giai đoạn 2 có nghĩa là khối u thực sự đã tiếp xúc và lan truyền đến các cơ quan khác gần đó.
Giai đoạn 3: Tế bào ung thư đã lớn hơn 2cm và có sự lan sang các cơ quan khác trong ổ bụng như buồng trứng, niêm mạc của bụng,… hoặc hệ thống các hạch bạch huyết trong ổ bụng thậm chí có thể đã di căn đến các cơ quan xa hơn như gan, lá lách.
Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối của ung thư buồng trứng. Khi đến giai đoạn này, việc điều trị sẽ rất khó khăn và tốn kém, bởi khối u đã di căn tới gan và các cơ quan ngoài của ổ bụng và thậm chí đã có sự xuất hiện của các tế bào ung thư trong dịch màng phổi.
Dấu hiệu ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên vẫn có những dấu hiệu ở giai đoạn sớm của bệnh mà chị em cần lưu ý:
Cảm giác căng, khó chịu và đau vùng bụng dưới.
Chán ăn, kén ăn, cảm thấy no dù ăn rất ít.
Rối loạn tiêu hoá như buồn nôn hay tiêu chảy.
Tiểu nhiều, thay đổi thói quen đi tiểu.
Đau khi đi tiểu.
Cảm thấy mệt mỏi, không có tinh thần.
Sụt cân hoặc tăng cân bất thường.
Đau vùng xương chậu không rõ nguyên nhân.
Chảy máu âm đạo dù không phải chu kỳ kinh nguyệt.
Đau khi quan hệ tình dục
Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng
Hiện nay nguyên nhân gây ung thư buồng trứng vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu chỉ ra các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn:
Tiền sử gia đình: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu trong gia đình có người từng mắc ung thư thì tỉ lệ bị ung thư buồng trứng sẽ cao hơn.
Tiền sử bản thân từng mắc ung thư vú hay ung thư đại tràng
Vấn đề tuổi tác: Tỉ lệ phụ nữ trên 50 tuổi mắc ung thư buồng trứng cao hơn so với bình thường.
Sinh nở: Phụ nữ từng mang thai và sinh con có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn so với phụ nữ chưa từng sinh con.
Sử dụng thuốc kích thích phóng noãn.
Sử dụng bột talc: Bột talc là một khoáng chất có thành phần gồm magie, silic và oxy. Hợp chất này thường có trong mỹ phẩm, nhất là phấn rôm vì có tác dụng giữ cho da khô thoáng và ngăn ngừa phát ban. Tuy nhiên, nếu cơ quan sinh dục nữ tiếp xúc nhiều với bột talc có thể làm tăng nguy cơ hình thành khối u, ung thư buồng trứng…
Điều trị hormon estrogen thay thế sau khi mãn kinh cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.
Những biến chứng nguy hiểm của ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng để lại nhiều hậu quả cho người bệnh. Khi điều trị ung thư buồng trứng bệnh nhân có thể bị buộc phải cắt một hoặc cả hai bên buồng trứng để giữ lại mạng sống. Điều này gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Việc mất đi buồng trứng đồng nghĩa với việc cơ quan sản xuất các nội tiết tố nữ không còn, dẫn đến rối loạn nội tiết tố nữ.
Rủi ro khi điều trị cùng rất cao, gây rụng tóc, suy tim, xơ phổi, viêm bàng quang,…
Các phương pháp chẩn đoán ung thư buồng trứng
Những thủ thuật y tế dùng để chẩn đoán ung thư buồng trứng hiện nay:
Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và tiền sử bệnh án
Thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu như siêu âm, chụp MRI, chụp CT.
Xét nghiệm máu.
Sinh thiết xác định xem khối u lành tính hay ác tính.
Phẫu thuật để xác định giai đoạn ung thư buồng trứng.
Phòng ngừa ung thư buồng trứng

Tuy rằng hiện nay chưa có biện pháp nào phòng ngừa hoàn toàn ung thư buồng trứng nhưng vẫn sẽ có một số biện pháp giảm tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng:
Việc sử dụng thuốc tránh thai có thể giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Tuy nhiên thuốc tránh thai cũng có những tác dụng phụ nhất định nên cần cân nhắc sử dụng thuốc tránh thai để làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Phụ nữ nên xin ý kiến bác sĩ liệu thuốc tránh thai có phù hợp với điều kiện sức khỏe của bản thân trước khi sử dụng.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ về các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng của bản thân. Khi có người thân mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ xác định và giải thích khả năng mắc ung thư của người bệnh là bao nhiêu. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện một số xét nghiệm để phát hiện người bệnh có thừa hưởng gen đột biến làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng, từ đó sẽ cân nhắc việc cắt buồng trứng để phòng ngừa ung thư.
Khi sinh con, phụ nữ cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Điều này cũng được một số nghiên cứu chứng minh làm giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng do làm giảm số lần phóng noãn.
Chế độ ăn uống hợp lý và cần giảm lượng mỡ trong chế độ ăn hằng ngày.
Trong một số trường hợp có thể phẫu thuật thắt vòi trứng hoặc cắt tử cung để tránh thai.
Ung thư buồng trứng gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ. Mỗi chị em cần trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh nguy hiểm này để có biện pháp phòng tránh và điều trị kịp thời để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Phòng khám đa khoa Gia Phước. ĐC: 57 Hùng Vương, P. Thới Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
Hotline tư vấn miễn phí 0966.332.352
Tư vấn – Đặt hẹn: 0966332352 (Có: Zalo, Viber, Line)
Email: info@dakhoagiaphuoc.vn
Phản ánh thái độ phục vụ: 02923813868
Thời gian làm việc: 7h30 đến 20h00 (kể cả thứ 7, chủ nhật & ngày lễ)